BÀI 4: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BIA

Một phần của tài liệu tncntp (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ LÊN MEN

BÀI 4: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA BIA

Nhằm để đánh giá chất lượng của bia mình đã sản xuất, từ đó có thể so sánh với các loại bia khác.

2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CO2 CÓ TRONG BIA: 2.1. Nguyên tắc:

Cho CO2 có trong bia tác dụng với một thể tích NaOH đủ tạo muối Na2CO3. Sau khi loại trừ lượng axit dư, dùng axit sunfuric có nồng độ xác định để chuẩn lượng Na2CO3. Từđó tính ra lượng CO2 có trong bia.

2.2. Dụng cụ và hoá chất:

Bình tam giác 250ml Buret dung tích 5ml

Dung dịch H2SO4 0,1N Dung dịch NaOH 2N Pipet dung tích 1,5 và 10,25ml

Ống đong hình trụ 50ml và 250ml

Phenolftalein: dung dịch 1% trong cồn 60o Metyl da cam: dung dịch trong cồn 60o

Bình tam giác nút mài có đánh dấu mức thể tích 200ml và 250ml.

2.3. Tiến hành thí nghiệm:

Để đảm bảo tính chính xác khi tiến hành phân tích phải chuẩn bị dụng cụ và mẫu để làm thí nghiệm.

Chuẩn bị mẫu: giữ chai bia mẫu trong tủ lạnh một ngày đêm hoặc một giờ trong bể nước đá. Chuẩn bị hai bình tam giác có nút mài dung tích 500ml đã sơ bộ đánh dấu mức thể tích khoảng 200ml và 250ml. Rớt vào mỗi bình 20ml dung dịch NaOH 2N. Mở chai bia mẫu một cách cẩn thận, nhẹ nhàng và rót nhanh vào bình cho đến mức 200 ÷ 250ml. Đậy nút bình và lắc đều trong 5 - 10 phút. Để yên một tí rồi rót toàn bộ vào ống đong và đọc chính xác kết quả (B).

Tiến hành thử: Dùng pipet hút chính xác 10ml bia vừa chuẩn bịở trên cho vào bình tam giác 250ml, thêm 50ml nước cất và 1 - 3 giọt phenolftalein, dung dịch sẽ có màu hồng. Dùng dung dịch H2SO4 0,1N chuẩn độ lượng xút dư cho đến khi mất màu hồng và không tính lượng axit đã tiêu tốn lúc này. Thêm vào bình 1 - 3 giọt metyl da cam, dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng. Tiếp tục

chuẩn độ bằng H2SO4 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển thành màu da cam. Ghi thể tích H2SO4đã tiêu tốn (V1).

Song song với mẫu thí nghiệm phải tiến hành làm mẫu thí nghiệm trắng bằng cách lấy 10ml bia mẫu đã loại bỏ hết CO2 cho vào bình hình nón rồi thêm 1 ml NaOH 2N, 50ml nước cất và tiến hành phân tích tương tự như mẫu trên.

2.4. Tính kết quả:

Hàm lượng CO2 có trong bia (g/l) được tính theo công thức sau

X = , g/l ) 20 B ( 10 1000 ). V V ( B . 0044 , 0 1 2 − − Trong đó: X : Hàm lượng CO2, g/l

0,0044 : Số gam CO2 tương ứng với 1ml dung dịch H2SO4 0,1N

B : Thể tích bia đã kiểm hoá, ml

V1, V2 : Thể tích dung dịch H2SO4 0,1N đã tiêu tốn để chuẩn độ mẫu thử và mẫu trắng, ml.

1000 : Hệ số chuyển đổi ra lít

10 : Thể tích bia mẫu lấy để kiểm tra

20 : Thể tích dung dịch NaOH 2N đã dùng để kiểm hóa bia mẫu, ml.

3. XÁC ĐỊNH ĐỘ KHÔ CỦA BIA: 3.1. Nguyên tắc:

Cho nước bốc hơi hết ta sẽ thu được chất khô có trong bia.

3.2. Nguyên liệu, hoá chất và dụng cụ:

Bia chai

Cốc sấy phân tích dung tích 50ml và đã sấy khô đến khối lượng không đổi.

Tủ sấy, cân phân tích, pipet, nòi đun cách thuỷ, bình hút ẩm.

3.3. Cách tiến hành:

Dùng pipet hút 10ml bia đã loại bỏ CO2 rồi cho vào cốc sấy. Đặt cốc vào nồi đun cách thuỷ đun nóng, cô cạn bia trong cốc. Lấy cốc ra đặt vào tủ sấy và tiến hành sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt 100 - 105oC.

3.4. Tính kết tủa:

Hàm lượng chất khô có trong bia được xác định theo công thức:

E = ,g/l 10 m m 1000 . 1000 . 10 m m2 − 1 = 2 − 1

Trong đó: E - Hàm lượng chất khô của bia, g/l

m2- Số mg cốc có bia sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi m1- Số mg của cốc đã sấy ban đầu 1000, 1000: Số để chuyển ra gam và lít 10: Số ml bìa dùng để phân tích 4. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA BIA: 4.1. Nguyên tắc:

Dùng xút để chuẩn độ lượng axit có trong bia với chất chỉ thị là phenolftalein. độ chua của bia được tính bằng số ml NaOH 0,1N dùng để trung hoà 10ml bia đã loại bỏ CO2.

4.2. Nguyên liệu, hoá chất và dụng cụ:

Bia đã loại bỏ CO2 Dung dịch NaOH 0,1N Dung dịch chỉ thị phenolftalein 1%

Nước cất đun sôi để nguội Bình nón dung tích 10ml Buret, pipet.

4.3. Cách tiến hành:

Dùng pipet lấy 10ml bia cho vào bình nón dung tích 100ml, thêm 40 ml nước cất và 5 giọt chỉ thị phenolftalein rồi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đã chuẩn bị sẵn ở Buret cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Thể tích NaOH đã tiêu tốn khi chuẩn độ chính là độ chua của bia.

5. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG RƯỢU CÓ TRONG BIA: 5.1. Nguyên tắc:

Dùng dung dịch Kaliđicromat (K2Cr2O2) trong môi trường axit để oxy hoá rượu và tạo thành Cr3+ có màu xanh lục.

Tiếp theo dùng KI để khử Kaliđicromat thừa và giải phóng I2. Dùng natrithiosufat (Na2S2O3) chuẩn lượng iốt sinh ra. Từ đó tính được lượng Kaliđicromat đã tham gia phản ứng với rượu thông qua lượng Na2S2O3 đã dùng chuẩn mẫu trắng và mẫu thí nghiệm. Dựa vào kết quả thu được sẽ tiến hành tính hàm lượng rượu có trong bia.

5.2. Nguyên liệu, Hoá chất và dụng cụ:

Nitrocromic: Cân 4,9g K2Cr2O2 cho vào bình định mức 100ml, thêm HNO3 đậm đặc ngắn bình, lắc đều, bảo quản trong chỗ tối.

Dung dịch KI 10%: Cân 100g KI tinh chế cho vào bình định mức 1000ml, thêm một ít nước cất cho đủ tan và lắc kỹ cho tinh thể tan hết rồi thêm nước cất đến ngấn bình. Đem bảo quản trong tối.

Hai loại dung dịch này nhớ pha trước, khi dùng và bảo quản ở nơi tối. Dung dịch Na2S2O3 0,1N Dung dịch hồ tinh bột 1%

Pipet bầu dung tích 100ml Buret chuẩn độ Bình định mức dung dịch 100ml

Bình nón có nút mài dung tích 250 ml Bìa mẫu để phân tích

5.3. Cách tiến hành:

Dùng pipet lấy 100ml bia đã loại bỏ CO2 cho vào bình đun của bộ chưng cất và tiến hành chưng cho đến khi gần cạn. Dịch chưng hứng vào bình định mức dung tích 100ml, cho thêm nước cất vào đểđủ 100ml, lắc đều.

Lấy 5ml dịch chưng cho vào bình nón có nút mài dung tích 250ml rồi cho thêm 5ml nước cất và 10ml dung dịch nitrocromic. Đậy kín bình, đẻ cho phản ứng xảy ra trong 30 phút rồi cho thêm 10ml dung dịch KI 10%, 100ml nước cất, lắc đều. Sau hai phút thì dùng dung dịch Na2S2O3 0,1N đã chuẩn bị ở Buret để chuẩn độ lượng iốt giải phóng ra. chuẩn độ cho đến khi dung dịch chuyển thành màu vàng nhạt thì cho thêm 2 - 3 ml dung dịch tinh bột 1% để chuyển sang màu xanh đậm. Tiếp tục chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 cho đến khi dung dịch trong bình chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh lục. Ghi thể tích dung dịch Na2S2O3đã tiêu tốn.

Song song với mẫu thí nghiệm, tiến hành làm một mẫu trắng với 10ml dung dịch nitrocromic và 10ml nước cất theo đúng thời gian và thao tác như đối với mẫu phân tích.

Chú ý: Nếu khi cho dung dịch nitrocromic vào đã có ngay màu xanh lục có nghĩa là đã dùng ít nitrocromic nên phải bổ sung thêm nitrocromic hoặc giảm thể tích của dịch chưng đã lấy phân tích.

5.4. Tính kết quả:

Hàm lượng rượu trong bia được xác định theo công thức sau:

A = 1000 . 5 1000 . 15 , 1 ). n N ( − = 0,23 (N - n), g/l Trong đó:

A - Hàm lượng rượu có trong bia, g/l

N - Số ml Na2S2O3 dùng để chuẩn mẫu trắng n - Số ml Na2S2O3 dùng để chuẩn mẫu thực

1,15: số mg C2H5OH tương ứng với 1ml dung dịch Na2S2O3 0,1N

1000: Để chuyển thành lít 1000: Để chuyển thành gam

5 : Số ml dung dịch dùng để phân tích

Muốn chuyển sang độ rượu (%V) ta dùng công thức sau: A = 1000 . 5 1000 . 15 , 1 ). n N ( − = 0,23 (N - n), g/l Trong đó: X - Nồng độ rượu của bia, % thể tích A - Hàm lượng rượu có trong bia, g/l 100: Số chuyển sang phần trăm

0,78927: Tỷ trọng của C2H5OH

1000 chuyển ra gam

6. XÁC ĐỊNH ĐỘ TRO CỦA BIA: 6.1. Nguyên tắc:

Nung bia đã sấy khô để tạo thành tro rồi tính kết quả.

6.2. Nguyên liệu, dụng cụ và hoá chất:

Tủ sấy, lò nung, nồi cách thuỷ, pipet

6.3. Cách tiến hành:

Dùng pipet lấy 10ml bia cho vào chén sứ nung loại 50ml (chén đã được sấy khô đến khối lượng không đổi). Đầu tiên bia được cô đặc cạn trên nồi đun cách thuỷ. Tiếp theo cho chén vào tủ nung và nung cho đến lúc tạo thành tro trắng và sấy cho đến khi khối lượng không đổi.

6.4. Tính toán kết quả:

Hàm lượng tro trong bia được tính bằng công thức sau:

X = 10 m m 1000 . 1000 . 10 m m2 − 1 = 2 − 1 ,g/l Trong đó:

X - Hàm lượng tro có trong bia, g/l m2 - Khối lượng chén và tro, mg

m1 - Khối lượng chén sứđã sấy khô, mg 10: Số ml bia lấy làm phân tích

1000: Chuyển ra gam

BÀI 5: SẢN XUẤT RƯỢU ETYLIC Ở QUY MÔ

Một phần của tài liệu tncntp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)