- Đốivới dântộc ta, di sản tưtưởng HCM,trong đó có tưtưởng về đạođức CM
c. Phải tudưỡng đạođức suốt đờ
- Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khách đạođức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhândân. Vì vậy, việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải là một trong nhữngyêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạngkhông phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày màphát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sánh, vàng càng luyện càngtrong. - Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồiđạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộivà giải phóng loài người.
Cái ácluôn ẩn nấp trong mỗi con người. Vì vậy, không được sao nhãng việc tu dưỡng, màphải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt trong thời kỳ hòa bình, khi con ngườiđã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu sắc điều này, dễ bị tha hóa biến chất.
- Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng vàđem lại hanh phúc tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người đượcgiải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn,trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm mỗi người.Chỉ có như vậy việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quanhệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.
Vấn đề học tập và làm theo tấm ngương đạo đức của HCM của sinh viên trong giai đoạn hiện nay
1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM
- Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân HCM cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là thế hệ trẻ,vì họ : “ là người chủ tương lai của nước nhà“ : là cái cầu nối giữa các thế hệ - “ người tiếp sức CM cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai“. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức của sinh viên đã được Chủ tich HCM quan tâm từ rất sớm người khẳng định: “ Thanh niên phải có đức , có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lạ đi đến thụt kén thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nũa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người“
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM
Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai “ 7/5/1958“ những phẩm chất đó được người tóm tắt trong 6 cái yêu
+ Yêu tổ quốc: yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh . Muốn cho tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng ra sản xuất, thực hành tiết kiệm
khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân
+ Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm
+ yêu lao động: muốn thật thà yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì lo co lao động thì chỉ là nói suông
+ Yêu khoa học và kỷ luật: Bời vì tiến lên CNXH thì phải co khoa học và kỷ luật
Theo người, để có đuợc những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tuỵ, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, “không phải hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu chừng nào?“. Trong học tập và rèn luyện phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh hám lợi
Phải trả lời được câu hỏi: học để làm gì? học để phục vụ ai?phải xác định rõ thế nào là tốt thế nào là xấu?Ai là bạn ai là thù?
2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM - Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
+ Đạo đức HCM là đạo đức cách mạng, đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động, nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó, trong từng giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ VN đã lập đựơc nhiều kỳ tích to lớn góp phàn vào tiến trình chung của lịch sư dân tộc
+ Trong thời kỳ hiện nay phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có trí lập thân, lập nghiệp, năng động nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hàng cùng dân tộc, phân đấu cho sụ nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
+ Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức tính khiêm tốn phi thường
+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống
Câu 2: Phân tích nguồn gốc (thực tiễn, lý luận, phẩm chất cá nhân) hình thành và phát triển tư tưởng HCM?
Trả lời:
1. Nguồn gốc thực tiễn
1. Thực tiễn Việt Nam
• VN bị thực dân Pháp xâm lược (1858) => tính chất xã hội, mâu thuẫn xã hội thay đổi ® phải tiến hành cách mạng để giải quyết mâu thuẫn
• Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nổ ra quyết liệt nhưng thất bại
® Người đi tìm con đường mới để tiếp tục giải quyết mâu thuẫn
• Chế độ phong kiến VN : mục rũa, thối nát, phản động ® dân tộc VN chối từ chế độ đó bằng cách đánh đổ
1. Thực tiễn thế giới
• CNTB ® CNĐQ và tiến hành xâm lược thuộc địa
• Thắng lợi của cuộc CM tháng 10 Nga (1917) hay còn gọi là cuộc cách mạng vô sản tạo cho HCM một sự ngưỡng mộ về 1 khuynh hướng đấu tranh mới
• Quốc tế cộng sản ra đời (3/1919) như 1 ĐCS của TG. Từ đây phong trào CMTG có sự lãnh đạo thống nhất
1. Nguồn gốc tư tưởng lý luận
1. Truyền thống dân tộc
• Là cơ sở đầu tiên, là hành trang ban đầu để HCM ra đi tìm đường cứu nước
• Những truyền thống cơ bản:
• Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.
• Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội, nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trong bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
• Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.
• Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
1. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Bao gồm cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
• Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho
giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” .
+ Phật giáo. Phật giáo là một trong những tôn giáo du nhập vào Việt
Nam khá sớm. Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tư duy, hành động, cách ứng xử của con người Việt Nam.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đề cao tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Phật giáo Thiền tông coi trọng lao động, chống lười biếng.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ đã hình thành nên Thiền phái trúc lâm Việt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động, để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư
tưởng phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử... Khi đã trở thành
của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Người.
• Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở Bruclin và thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về tự do, độc lập, quyền sống của con người... được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô... Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
Tóm lại, nhờ sự thông minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đông, Tây, từ tầm cao củ tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người cộng sản. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận mác – Lênin.
- Sở dĩ Hồ Chí Minh đã lựa chọn các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên một loạt luận điểm cơ bản hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh có nguyên nhân sâu xa là:
+ Khi đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Nhờ vậy Người quan sát,
phân tích, tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo; không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn; tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.Chính Người đã viết:“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin ,tin theo Quốc tế III”. Nhờ Lênin, người đã tìm thấy “Con đường giải phóng chúng ta”và từ Lênin, Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu sắc hơn. + Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển.
1. Những nhân tố chủ quan của HCM
• Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
• Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
• Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
® Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
CHÚ Ý: trong những nguồn gốc trên thì nguồn gốc quan trọng nhất quyết
định vản chất tư tưởng HCM là yếu tố chủ nghĩa Mac_ lennin đóng vao trò quan trọng nhất vì chủ nghĩa Max_lenin là 1 hệ thống
Câu 3: trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng HCM? Giai đoạn nào có ý nghĩa vạch đường cho CM VN
Trả lời:
*) trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng HCM
• Từ 1980 – 1911: Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước thương nòi