Chế độ tính khấu hao

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định & vai trò của công tác Kế toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định tại Công ty Toyota Việt Nam (Trang 37 - 39)

+ Việc tính khấu hao TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam tuân theo đùng những quy định của Quyết định 206-2003/QĐ-BTC (ban hành ngày 12/12/2003) về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

+ Mọi TSCĐ được đầu tư và đăng ký sử dụng đều phải tính khấu hao theo quy định (trừ Trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết hoặc TSCĐ giữ hộ hoặc đang chờ xử lý, thanh lý hoặc chỉ đi thuê để hoạt động theo mùa vụ.

Những TSCĐ chưa sử dụng cho kinh doanh nhưng vẫn tính khấu hao: bao gồm các Tài sản đang sửa chữa lớn, tài sản của đơn vị nhưng đang sử dụng ở nơi khác…

+ Phương pháp khấu hao tại công ty Toyota Việt Nam: Sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Thời gian sử dụng theo quy định của bộ tài chính và đặc đỉêm kinh tế của tài sản cũng như điều kiện hoạt động (phụ thuộc vào tuổi thọ của mầu sản phẩm mà TS đó phục vụ) (xem bảng 2.1: Chế độ khấu hao TSCĐ)

Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau:

Thời gian sử dụng của = Tài sản cố định Giá trị hợp lý của TSCĐ

Giá bán của tài sản cố định mới cùng loại (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

X

Thời gian sử dụng của tài sản cố định mới cùng loại (theo phụ lục 1- Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) Trong đó:

Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong Trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, điều chuyển), giá trị đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp) …

Trường hợp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, công ty sẽ có giải trình lên Bộ Tài chính, nêu rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó, dựa trên ba tiêu chuẩn:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của Tài sản…)

- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ.

+ Ngày bắt đầu tính khấu hao: được xác định dựa trên ngày thực tế đi vào hoạt động. Việc tính khấu hao sẽ bắt đầu vào tháng tiếp theo nếu ngày đưa vào sử dụng nằm ở nửa cuối tháng (từ 15 đến hết tháng).

+ Khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng, từ 15 tháng này đến 15 tháng sau.

+ Tỷ lệ khấu hao được quy định cho mỗi loại Tài sản theo khung quy định chung của Bộ Tài Chính:

Bảng 2.2: Chế độ khấu hao TSCĐ:

STT Loại Tài sản Tỷ lệ khấu hao (năm) Tuổi thọ 1 Nhà cửa 7.0% 14 năm 4 tháng

2 Hạ tầng, Công trình xây dựng 10.0% 10 năm

3 Máy móc thiết bị 12.0% 8 năm 4 tháng

4 Công cụ & thiết bị quản lý SX 15.0% 6 năm 8 tháng

5 Thiết bị văn phòng 20.0% 5 năm

6 Xe cộ 18.0% 5 năm 6 tháng

7 Tài sản vô hình 2.6% 38 năm 6 tháng

8 Quyền sử dụng đất 2.5% 40 năm

9 Biển, bảng quảng cáo 20.0% 5 năm

10 Phần mềm máy tính 30.0% 3 năm 4 tháng

11 Các tài sản vô hình khác 2.6% 38 năm 6 tháng (Nguồn: Chính sách Kế toán của Công ty Toyota Việt Nam)

+ Việc tính khấu hao của một kỳ được dựa trên khấu hao TSCĐ của kỳ trước Ta áp dụng công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khấu hao hàng kỳ = Khấu hao kỳ (n-1) + Khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ n - Khấu hao TSCĐ giảm trong kỳ

( Trong đó mức điều chỉnh khấu hao tăng giảm trong kỳ được tính kể từ ngày tăng giảm TSCĐ)

+ TSCĐ nếu đã khấu hao hết thì thôi trích khấu hao dù vẫn tiếp tục sử dụng

Đối với những Tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiêm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại… và tính vào chi phí khác.

Còn nếu chưa khấu hao hết đã bán, thanh lý thì giá trị còn lại sẽ phải được thu hồi bằng các biện pháp tài chính.

Một số TSCĐ không tham gia vào các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi thì không phải trích khấu hao. Công ty sẽ theo dõi những TSCĐ này như đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các TSCĐ này (nếu có); mức hao mòn được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia cho thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC (12/12/2003). Nếu các TSCĐ này tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Việc tính và trích khấu hao được thực hiện tự động trên phần mềm kế toán, dựa trên những phương pháp tính đã được thiết lập sẵn và những thông số về loại tài sản, tỷ lệ khấu hao, ngày bắt đầu đưa vào sử dụng, nơi phân bổ chi phí…

+ Quản lý số vốn khấu hao đã thu hồi: tuỳ theo nguồn tài chính đã dùng để đầu tư mua TSCĐ mà xử lý vốn khấu hao (dùng số khấu hao để trả vay nếu dùng vốn vay để đầu tư, hoặc để tái đầu tư theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định & vai trò của công tác Kế toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định tại Công ty Toyota Việt Nam (Trang 37 - 39)