Hệ thống ESP (Electronic Stability Program) có tác dụng hạn chế việc xe bị trượt khi chạy trên đường trơn, nhiều sỏi đá hoặc khi tài xế cua một góc quá lớn và đột ngột. Nó tự chuyển hướng hoặc dừng xe giúp tài xế kiểm soát được tình hình.
Hình 2.6. Hệ thống tự động cân bằng ôtô (ESP)
Cấu tạo cơ bản của hệ thống là:
• Cụm kiểm soát hành trình và cân bằng điện tử
• Cơ cấu điều khiển động cơ
• Cảm biến tốc độ bánh xe
• Cảm biến gia tốc và tỷ lệ lệch ngang
• Cảm biến ghi nhận góc lái trên vô lăng
Trong suốt quá trình xe chạy các cảm biến sẽ ghi nhận tình trạng thực tế, vị trí của xe so với con đường đang đi. Các tín hiệu này được máy tính ghi nhận và liên tục so sánh với các chương trình chuẩn đã được cài đặt trước. Nếu xuất hiện tình trạng đặc biệt ngoài phạm vi cho phép, lập tức ESP sẽ can thiệp nhằm đưa về vùng an toàn, bằng cách tác động vào hệ thống phanh hoặc giảm cường độ làm việc của động cơ. Cơ cấu thuỷ lực, thông qua hệ thống máy tính điện tử, can thiệp một cách hiệu quả và riêng biệt vào các cụm phanh trên từng bánh xe. Nó giúp xe không bị chệch hướng đi một cách đột ngột và thụ động, đồng thời nhanh chóng xác lập lại chế độ làm việc thích hợp cho động cơ và hộp số.
Hệ thống ESP còn là thiết bị cơ bản nhằm phát triển thêm các hệ thống an toàn mới. Mới đây ngươi ta đã tích hợp thêm hệ thống AFL (Adaptive Forward Light) căn cứ vào tốc độ xe và góc quay vô lăng sẽ thay đổi độ rộng và góc quét của dải sáng theo hướng xe chạy.
Dược áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây ESP cùng với ABS đang góp phần đáng kể nâng cao tính an toàn chủ động cho ôtô. Hiệu quả áp dụng ESP đã được kiểm nghiệm khi phân tích các tai nạn xảy ra khi người lái
không kiểm soát được phương tiện của mình (mặc dù không có tác dụng từ bên ngoài như tình trạng xe bị trượt trên đường). Các thống kê cho thấy ESP giảm 12% lật xe, giảm mức độ nghiêm trọng từ 15 xuống còn 5. Khi cơ cấu này kiểm soát không để xe bi trượt trên đường, thì nguy cơ va chạm ngang xe với cây, cột và cấu trúc bên đường sẽ bớt đi đáng kể.