Kiện toàn bộ máy tổ chức, chuyên nghiệp hóa các Ban

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 77 - 80)

Hội nghề nghiệp:

Để Hội nghề nghiệp có thể đảm nhận vai trò kiểm soát, cần thành lập các Ủy ban trực thuộc Hội. Dựa vào kinh nghiệm của Pháp và Hoa Kỳ, các Ủy ban cần thành lập bao gồm:

a.Thành lp y ban kim soát cht lượng:

Như đã nêu trong chương 1, tại Hoa Kỳ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập được thực hiện bởi Ủy ban kiểm tra chéo. Ủy ban kiểm soát chéo là một bộ phận của AICPA. Kiểm tra chéo được xem như một phương pháp gia tăng chất lượng kiểm toán mang tính bắt buộc đối với tất cả các công ty kiểm toán độc lập là thành viên của AICPA.

Còn tại Pháp, Ủy ban tối cao về kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán một cách thường xuyên và định kỳ đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên trên mọi lĩnh vực. Ủy ban này vừa là một tổ chức nghề nghiệp vừa là một cơ quan chức năng của Nhà nước.

Như vậy, theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thường thì muốn kiểm soát chất lượng, phải thành lập ủy ban phụ trách có liên quan. Ủy ban kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ trực thuộc Hội nghề nghiệp (VACPA) và chịu sự

giám sát của Nhà nước. Việc thành lập Ủy ban này không những giúp Bộ tài chính giảm bớt công việc, gọn nhẹ bộ máy mà còn giúp cho công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mang tính chuyên nghiệp hơn.

b.Thành lp y ban Giám sát cht lượng kim toán đối vi các công ty kim toán cung cp dch v cho nhng công ty niêm yết:

Báo cáo tài chính được kiểm toán của các công ty niêm yết là một nguồn cung cấp thông tin vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, ngân hàng, các cơ quan quản lý,... để có thể ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, là một kênh huy động vốn lớn nhất trong nền kinh tế, thì việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết hơn bao giờ hết cần phải được giám sát một cách chặt chẽ.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Pháp cho thấy, để kiểm soát chất lượng các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết, cần có Ủy ban phụ trách riêng. Ủy ban này được thành lập do sự kết hợp giữa Hội nghề nghiệp và Ủy ban chứng khoán.

Tại Hoa Kỳ, các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết phải đăng ký với Ủy ban giám sát, các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm soát một cách đều đặn bởi các kiểm soát viên của Ủy ban giám sát (POAB). Ủy ban này không phải là một cơ quan chức năng của Nhà nước, họ hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban chứng khoán (SEC) và Hội nghề nghiệp (AICPA).

Tại Pháp, việc kiểm soát chất lượng hoạt động các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết được tiến hành bởi Ủy ban kiểm soát quốc gia về kiểm toán (CENA). CENA là một Ủy ban đặc biệt trực thuộc Hội đồng quốc gia về kiểm toán (CNCC). Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập của CENA thường được kết hợp với Ủy ban chứng khoán (COB).

Tại Việt Nam, từ khi nghề nghiệp kiểm toán được thành lập vào năm 1991 đến nay, hàng năm Bộ tài chính lựa chọn một số công ty kiểm toán độc lập để kiểm soát chất lượng theo nguyên tắc xoay vòng. Nguyên nhân là do Bộ tài chính không

có đủ nhân lực và thời gian kiểm soát khi mà số lượng công ty kiểm toán độc lập ngày càng phát triển và đông đảo như hiện nay.

Như vậy, dù theo mô hình nào, Việt Nam cũng cần phải thiết lập Ủy ban giám sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán cho các công ty niêm yết. Ủy ban này nên trực thuộc VACPA và phải liên kết với Ủy ban chứng khoán khi tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán theo chương trình kiểm soát do VACPA thiết lập.

c. Thành lp y ban k lut:

Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật các KTV, cần thành lập Ủy ban phụ trách về kỷ luật. Về mô hình tổ chức, có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như: Đối với Hoa Kỳ, Ủy ban kỷ luật trực thuộc Ủy ban đạo đức nghề nghiệp, tức trực thuộc Hội nghề nghiệp. Còn ở pháp, Ủy ban phụ trách kỷ luật là Ủy ban tối cao của kiểm toán viên (H3C). Luật công ty của Pháp quy định Ủy ban này là một thể chế đôi, tức vừa là một tổ chức nghề nghiệp vừa là một cơ quan chức năng của Nhà nước, nhiệm vụ của Ủy ban này là tạo kết nối giữa Bộ Tư Pháp và Hội nghề nghiệp, và có chức năng sau:

- Giám sát hoạt động nghề nghiệp;

- Giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên;

- Tổ chức các chương trình kiểm soát định kỳ về chất lượng hoạt động kiểm toán;

- Xử lý kỷ luật kiểm toán viên.

Đối với Việt Nam, do Bộ tài chính đã giao cho VACPA hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế Ủy ban kỷ luật nên trực thuộc VACPA, Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các trường hợp này có thể được phát hiện thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Ngoài ra Ủy ban này cũng mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp thông qua đơn khiếu nại hay qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Các thành viên trong Ủy ban kỷ luật nên là những kiểm toán viên hành nghề, còn không họ phải là những người nổi bật về tính trung thực và khách quan.

Trong trường hợp có bằng chứng về vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Ủy ban sẽ đánh giá về mức độ nghiêm trọng của vi phạm này và ấn định các biện pháp như:

- Nếu những vi phạm không trọng yếu, Ủy ban gửi một thư riêng cho kiểm toán viên vi phạm nhằm nêu ra những hành động cần thiết để sửa sai.

- Áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo (ví dụ như không cho hành nghề trong một khoảng thời gian nào đó) hay khai trừ ra khỏi VACPA đối với những sai phạm nghiêm trọng.

- Công bố các kết luận hay cách giải quyết của Ủy ban kỷ luật trên các tạp chí chuyên ngành hay trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Trong quá trình điều tra, các công ty kiểm toán mà có các kiểm toán viên đăng ký hành nghề cần áp dụng một trong các biện pháp đối với kiểm toán viên bị điều tra như sau:

- Không cho kiểm toán viên tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng;

- Đình chỉ công việc đối với kiểm toán viên đang bị điều tra cho đến khi Ủy ban kỷ luật có kết luận chính thức;

- Chấm dứt hợp lao động đối với kiểm toán viên này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 77 - 80)