Giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 70 - 73)

Nhà nước mà cụ thể là Bộ tài chính sẽ đóng vai trò chính trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động kiểm toán độc lập, mà cụ thể là:

1. Soạn thảo Luật kiểm toán độc lập trình quốc hội phê chuẩn nhằm nâng cao địa vị pháp lý của hoạt động này cũng như luật hóa các quy định về quản lý Nhà nước đối với nghề nghiệp kiểm toán. Luật kiểm toán độc lập cũng sẽ xác lập vai trò của tổ chức nghề nghiệp kiểm toán trong việc tham gia quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng đến mục tiêu được quốc tế thừa nhận về dịch vụ kiểm toán Việt Nam.

2. Ban hành các văn bản pháp luật khác tạo hành lang pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng, chuẩn bị tốt lực lượng, điều kiện vật chất kỹ thuật để chuyển giao công

tác quản lý hành nghề kiểm toán cho Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Đặc biệt cần ban hành “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán từ

bên ngoài” nhằm tạo nên sự thống nhất về quy trình và phương pháp kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập.

3. Ban hành thêm “Chuẩn mực kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, soát xét thông tin tài chính, các dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác”. Nội dung chuẩn mực cần dựa trên cơ sở Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng quốc tế số 1 (ISQC1) có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2005 sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Như chương 1 đã trình bày, đầu thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nhiều dịch vụ mới, IAASB đã tái cấu trúc hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trong hệ thống chuẩn mực hiện hành, có chuẩn mực kiểm soát chất lượng quốc tế số 1 (ISQC1 - International Standard on Quality Control có hiệu lực từ ngày 15/6/2005 ). Chuẩn mực này áp dụng để kiểm soát chất lượng đối với những công ty thực hiện việc kiểm toán, soát xét thông tin tài chính, các dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác. Tại Việt Nam, các dịch vụ khác đã xuất hiện nhưng cho đến nay vẫn chưa có chuẩn mực liên quan để kiểm soát chất lượng các dịch vụ này. Vì vậy, cần ban hành thêm chuẩn mực nhằm kiểm soát các dịch vụ khác do công ty kiểm toán cung cấp.

4. Cập nhập chuẩn mực kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho phù hợp với các thay đổi mới trên quốc tế. Từ khi ban hành đến nay, chuẩn mực này chưa lần nào được cập nhật. Vì vậy, để phù hợp với sự thay đổi của quốc tế, cần dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán quốc tế để hiệu đính chuẩn mực Việt Nam hiện hành, mà cụ thể là cần hiệu đính các nội dung sau:

a. Thay đổi tên cho phù hợp với sự thay đổi hệ thống chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo. ISA 220 hiện hành (có hiệu lực 15.06.2005) có tên là Kiểm soát chất lượng cho các cuộc kiểm toán về thông tin tài chính lịch sử.

b. Bổ sung yêu cầu về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp:

Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp được quy định ở phần A và B của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Bộ Tài chính ban hành.

c. Tính độc lập:

Chủ phần hùn phụ trách hợp đồng kiểm toán cần đưa ra kết luận về sự tuân thủ yêu cầu độc lập áp dụng cho cuộc kiểm toán phù hợp phần B của chuẩn mực đạo đức

nghề nghiệp.

d. Chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ

Chủ phần hùn phụ trách hợp đồng kiểm toán và các cam kết đặc biệt cần bảo đảm rằng họ đã áp dụng thủ tục thích hợp trong việc chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ cũng như đã tài liệu hóa việc đánh giá này.

e. Hướng dẫn và giám sát:

Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan.

f. Tham khảo ý kiến: Khi cần thiết, chủ phần hùn phụ trách hợp đồng nên:

- Chịu trách nhiệm tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty về các vấn đề phức tạp hay đang tranh tụng.

- Cần thỏa mãn rằng các thành viên nhận được sự tư vấn thích hợp.

- Thỏa mãn rằng bản chất, phạm vi, kết luận đạt được đều được tài liệu hóa và có sự đồng ý của bên tư vấn.

- Xác định rằng kết luận từ việc tư vấn đã được thực hiện.

i. Khác biệt về ý kiến: nếu có sự khác biệt ý kiến của nhóm kiểm toán với ý kiến của người tư vấn, giữa chủ phần hùn phụ trách hợp đồng với người xét duyệt, nhóm kiểm toán nên tuân thủ chính sách và các thủ tục giải quyết mâu thuẫn ý kiến của công ty .

k. Soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng:

Đối với các cuộc kiểm toán cho các công ty niêm yết, chủ phần hùn nên:

- Chỉ định người soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng kiểm toán. - Thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán gồm cả những người

được chỉ định soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng.

- Dừng việc phát hành báo cáo cho đến khi thực hiện đầy đủ việc kiểm soát chất lượng hợp đồng.

5. Rà soát, cập nhập và hoàn thiện nội dung 38 chuẩn mực kiểm toán đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn và thay đổi của quốc tế. Đồng thời nghiên cứu, soạn thảo

và ban hành các hướng dẫn để giúp kiểm toán viên thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất.

6. Nhanh chóng nghiên cứu, ban hành khung giá phí dịch vụ kiểm toán phù hợp, tránh tình trạng có khoảng cách khá xa về giá cả cho một hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán như hiện nay. Xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo hành lang pháp lý để hoạt động kiểm toán ngày một phát triển hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Cần tăng cường công tác giám sát hoạt động kiểm toán khi chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội nghề nghiệp tồn tại và phát triển. 8. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán là Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần thành Công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc chuyển đổi này sẽ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán để tạo chổ đứng trong thị trường kiểm toán. 9. Đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác song phương với các nước trong khu vực và trên thế giới để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chất lượng dịch vụ mang tầm khu vực và quốc tế.

10. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam sao cho chứng chỉ kiểm toán viên Việt Nam được các nước trong khu vực và quốc tế thừa nhận.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam (Trang 70 - 73)