Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nuớc1 thành viên Kim loại màu Nghệ Tĩnh (Trang 59)

Như đã phân tích việc hoàn thiện cách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng, góp phần lớn trong sự tồn tại và phát triển của Công ty. Giải pháp hoàn thiện được dựa trên hướng hoàn thiện nêu trên.

Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán. Cần mở chi tiết cho tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” là TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp” và TK 6212 “Chi phí nguyên vật liệu phụ”; TK 6273 “Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” cần mở chia ra hai tài khoản 6272 “Chi phí nguyên vật liệu”, 6273 “Chi phí công cụ dụng cụ” để thuận lợi trong quá trình phân tích nhân tố làm ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khắc phục, tiết kiệm chi phí đó như thế nào.

Thứ hai: Phần mềm kế toán Công ty sử dụng là do Tổng Công ty cung cấp nên việc sử dụng phần mềm củng có một số hạn chế như không đặc trưng được loại hình sản xuất, địa bàn sản xuất và trình độ của nhân viên. Công ty cần mở thêm một số tài khoản, biểu mẫu phân tích sử dụng nội bộ, phân tích sát thực hơn quá trình hoạt động của Công ty, góp phần ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Mặt khác phần mềm kế toán thì được áp dụng theo quy định hiện hành nên khi có sự thay đổi của chế độ thì ít linh động, vì vậy mà Công ty có thể thuê chuyên gia phần mềm máy tính riêng.

Thứ ba: Phân giá thành chi tiết, đánh giá chất lượng sản phẩm theo công đoạn sản xuất, loại những khoản chi bất hợp lý, tiềm ẩn trong giá thành.

Thư tư: Cần phải đánh giá thời gian hữu dụng cho các TSCĐ. Thời gian hữu dụng của TSCĐ lâu hay ngắn làm ảnh hưởng đến chi phí khấu hao trong kỳ ít hay nhiều, làm giảm hay tăng giá thành sản phẩm trong kỳ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ tăng hay giảm, như thế thì Công ty phải chịu một khoản chi phí thuế thu nhập cao hay thấp. Như ta biết, giá trị của TSCĐ dần dần được chuyển vào giá trị sản phẩm cho đến khi khấu hao hết hoặc đến khi thanh lý nên nếu xác định thời gian hữu dụng ít hơn thời gian thực tế sử dụng sẽ không phản ánh đúng giá thành thực tế của sản phẩm,

mà ngược lại thời gian hữu dụng ước tính mà lớn hơn thời gian thực tê sử dụng thì Công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí đó là phần chênh lệch tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là khoản mà Công ty bị chiếm dụng vốn. Vì vậy việc đánh giá thời gian hữu dụng ước tính cần phải được thực hiện. Để xác định thời gian hữu dụng của TSCĐ Công ty phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

+ Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản theo thiết kế

+ Hiện trạng của tài sản cố định thế hệ TSCĐ, Thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, tình trạng thực tế của TSCĐ…)

+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến độ của kỹ thuật.

Và việc phân bổ khấu hao cho từng công đoạn sản xuất củng cần thiết để việc tính giá thành theo công đoạn sản xuất được chính xác.

2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng hoàn thiện

Việc tiết kiệm chi phí sản xuất là một việc làm quan trọng để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận nên tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tại Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh hiện nay luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí nhưng không làm giảm chất lượng sản phẩm. Qua thời gian thực tập tại Công ty em thấy có một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất như sau:

- Nâng cao năng suất lao động: Để nâng cao năng suất lao động Công ty cần có một số chính sách và biện pháp phù hợp, thứ nhất là phải đào tạo và tái đào tạo cả cán bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp. Đào tạo công nhân có tay nghề cao hơn, đặc biệt là trong các xưởng luyện. Xưởng luyện thiếc là môi trường làm việc hết sức khó, nếu tay nghề không vững thì sẽ dẫn đến tai nạn lao động, làm giảm tiến độ của công việc. Hơn nữa nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các cấp là điều hết sức cần thiết, bởi họ là người lãnh đạo, là người đề ra đường lối, biện pháp làm viêc, tầm quan trong của họ trong quá trình sản xuất là rất lớn. Nhà quản lý có giỏi thì mới có được những chính sách quản lý phù hợp, nhất là trong quản lý con người. Nhà quản lý phải giám sát, kiểm tra công nhân và nhân viên làm việc chặt chẽ và kịp thời xử lý những trường hợp vi

phạm quy chế, và biện pháp không thể thiếu để nâng cao năng suất lao động đó là quan tâm đến cuộc sống của họ bằng cách thưởng, hàng tháng sẽ bầu người lao động chăm chỉ, chấm thêm công và có mức thưởng thích đácg để họ cảm thấy được trả công xứng đáng nên trong công việc họ sẽ cố gắng hơn.

Mặt khác Công ty địa bàn hoạt động của Công ty là miền núi nên nhân tài thường không ở lại Công ty. Công ty cần phải có những chính sách về lương, thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài.

- Cải tiến máy móc thiết bị, hiện nay tại Công ty có nhiều tài sản hết khấu hao nhưng vẫn dùng làm giảm năng xuất, cần phải cải tiến để tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất. Mặc dù đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn nhưng có đầu tư thì mới có hiệu quả. Công ty cần xem xét lại hệ thống tài sản cố định của mình để biết được nên đầu tư vào tài sản nào trước (vì nguồn vốn có hạn). Hiện nay các xe máy đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng, làm tăng chi phí sữa chữa, xe chở quặng thì đã quá cũ nên trong quá trình chở quặng còn bị rơi vãi gây hao hụt lớn.

- Hiện nay hệ thống máy tính của Công ty cũng đã tương đối, giảm được rất nhiều lao động, nên Công ty cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý, không để bộ máy quá cồng kềnh.

- Lực lượng bảo vệ mỏ và kho của Công ty còn quá ít dẫn đến việc bị mất trộm quặng, thiếc. Công ty cần củng cố thêm lực lượng bảo vệ.

- Trong một số công việc nên khoán sản phẩm dựa trên số lượng công nhân và máy móc có ở từng đơn vị.

2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.

Để thực hiện nhũng giải pháp trên đòi hỏi trước hết bộ máy lãnh đạo phải có trình độ vì vậy việc việc nâng cao năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý là công việc cần làm trước hết. Người lãnh đạo giỏi mà người thực hiện không có trình độ, chuyên môn thì cũng không có hiệu quả. Cho nên bước tiếp là đào tạo chuyên môn cho nhũng người làm việc chuyên môn. Để làm việc hiệu quả thì cần tạo môi trường làm việc tốt đó là cơ sở

vật chất phải tương xứng với trình độ của cán bộ, nhân viên, không người làm việc không phát huy hết khả năng của mình. gây nhàm chán sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào việc nào cũng rất quan trọng. Đầu vào của qúa trình sản xuất đó là Tư liệu lao động, đối tượng lao động và con người. Trong ba yếu tố này không dược xem yếu tố nào quan trọng mà cần xác định yếu tố nào quyết định. Yếu tố quyết định ở đay là yếu tố con người. Công ty cần tập trung việc đào tạo con người trước hết. Có thể trong những năm đầu đào tạo kết quả không được như ta mong muốn nhưng lợi ích lâu dài mà con người mang lại thì rất cao. Đâu tư con người là đầu tư tương lai. Trong quá trình đầu tư con người thì củng cần đầu tư điều kiện về máy móc thiết bị. Có những máy móc quá cũ, hết khấu hao, sử dụng không mang lại hiệu quả cao nữa thì nên thanh lý như xe máy, xe ôtô, một số sàng phân loại… Tất nhiên việc đầu tư nào củng phỉ được tính toán kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả ước tính thu được từ việc đầu tư đó.

Công ty cần đánh giá lại trình độ thực sự của các nhân viên để bố trí lại cho hợp lý đội ngũ lao động và hiện nay trong cơ cấu tổ chức của Công ty còn nhiều chỗ chưa hợp lý như: có nhân viên làm việc vất vả như phó phòng kế toán, vì đảm nhiệm nhiều phàn hành kế toán nên công việc rất lớn, nhưng ngược lại có một số nhân viên nhàn rỗi. Công ty cần bố trí lại cho phù hợp giữa trình độ và công việc, điều đó củng có nghĩa phải quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng.

Nói chung điều kiện thực hiện những giải pháp là Công ty phải đầu tư và phải biết đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu để đạt được hiệu quả cao nhất. Đẩu tư về con người thì phải đầu tư bất cứ bộ phận, phòng ban nào, còn đầu tư máy móc thiết bị thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng từng bước, từng khâu và được thực hiện thí điểm thành công rồi mới đưa vào áp dụng rộng rãi.

KẾT LUẬN

Trong những biện pháp để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì biện pháp mà được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh cũng không nằm ngoài những doanh nghiệp đó. Công ty luôn cố gắng hoàn thiện trong mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực hạch toán kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm luôn được Công ty chú trọng hàng

đầu vì Công ty nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm.

Qua thời gian thực tập ở Công ty em đã hiểu hơn về cách hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu hơn về vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Em đã được biết thực tiễn như thế nào so với lý thuyết được học. Đặc biệt là em hiểu một nhân viên kế toán là như thế nào, làm việc ra sao, ngoài trình độ chuyên môn thì còn cần những tố chất gì. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý kến của cán bộ Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại Màu Nghệ Tĩnh. Do địa bàn Công ty thực tập xa so với trường nên có một số buổi em không gặp Cô như lịch hẹn, em mong được Cô thông cảm và giúp đỡ em.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chuyên đề tôt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót do giới hạn về thời gian thực tập, trình độ chuyên môn, em mong được sự quan tâm góp ý từ Thầy Cô giáo, quý Công ty và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU

1.1 . Tổng quan về Công ty TNHH NN một thành viên Kim Loại màu Nghệ

Tĩnh………..2

1.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty ……….2

1.1.2.Nhiệm vụ kinh doanh và phương pháp quản lý kinh doanh………...5

1.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán………...8

1.1.4.Ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh quản lý tới hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ………...13

1.2.Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất……….14

1.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất ………...14

1.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sẩn xuất………16

1.2.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất………..17

1.3. Thực trạng tính giá thành sản phẩm………....41

1.3.1. Đối tượng tính giá thành, sản lượng tính giá thành, kỳ tính giá thành………...41

1.3.2. Kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ………...41

1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm………...44

1.3.4. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm……….47

CHƯƠNG II: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1.Đánh giá thực trạng ……….49

2.1.1.Ưu điểm và những thành quả đạt được………...49

2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm………53

2.3. Phương hướng và giải pháp………55

2.3.1. Phương hướng hoàn thiện………....55

2.3.2. Giải pháp hoàn thiện………56

2.3.3. Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hướng thực hiện……….57

2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp……….59

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nuớc1 thành viên Kim loại màu Nghệ Tĩnh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w