Tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội (Trang 62 - 64)

D nợ đầu nă m: 78.520.828.714 có đầu năm :

3.1.2 Tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu

Bên cạnh những cố gắng và những thành tựu đã đạt đợc thì hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty vẫn có những hạn chế nhất định cần đợc hoàn thiện hơn nữa. Đó là:

- Về phân loại nguyên vật liệu: Việc phân loại nguyên vật liệu dựa vào vai trò, công dụng kinh tế của nguyên vật liệu để chia ra thành từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu cụ thể là rất phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay để áp dụng phần hành kế toán nguyên

vật liệu vào máy vi tính thì xây dựng hệ thống sổ danh điểm vật t thống nhất, áp dụng trong toàn Công ty là cần thiết để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu. Sở dĩ nh vậy là do khối lợng, chủng loại nguyên vật liệu trong Công ty rất lớn, khó kiểm soát đồng thời mỗi loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ lại có nhiều quy cách, thông số kỹ thuật khác nhau hoặc có những loại nguyên vật liệu có tên khó đọc, khó nhớ, dễ nhầm lẫn nh tên các loại hóa chất. Nếu chỉ giữ việc phân loại nguyên vật liệu nh hiện nay mà không có biện pháp nào khả dĩ hơn thì có thể ảnh hởng tới quá trình theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu cũng nh quá trình đối chiếu giữa kho và phòng kế toán trong việc tìm kiếm một loại nguyên vật liệu nào đó.

- Về việc lập sổ chi tiết nguyên vật liệu: Sổ chi tiết vật t mà Công ty đang sử dụng không phản ánh chi phí thu mua nguyên vật liệu mà chỉ theo dõi giá mua nguyên vật liệu là giá hạch toán ghi trên hoá đơn ngoài các chi phí có liên quan còn chi phí thu mua nguyên vật liệu phát sinh thờng theo dõi trên các NKCT số 1(Biểu số 19), NKCT số 2. Giá thực tế của nguyên vật liệu đợc tính toán vào cuối kỳ trên bảng kê số 3 (Biểu số 20). Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty không phản ánh ngay chi phí thu mua nguyên vật liệu mà đợi đên cuối kỳ khi tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho mới tiến hành phân bổ chi phí thu mua nguyên vật liệu dựa vào số lợng loại nguyên vật xuất. Công ty nên theo dõi trực tiếp phần chi phí này trên sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

- Về tính giá nguyên vật liệu:Thực tế tại Công ty, nguyên vật liệu chính bông xơ xuất đợc đánh giá theo giá hạch toán. Giá hạch toán mà công ty sử dụng là giá bình quân cả kỳ dự trữ không hoàn toàn cố định. Cứ cuối tháng, kế toán điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua hệ số giá, nh vậy rất mất thời gian, gây ảnh hởng tới tình hình hạch toán nguyên vật liệu cũng nh các công việc hạch toán nói chung trong Công ty. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do khối lợng công việc của kế toán nguyên vật liệu quá lớn mà Công ty lại không phản ánh chi phí thu mua nguyên vật liệu ngay mà chỉ phân bổ vào thời điểm khi tính giá nguyên vật liệu xuất kho nên không thể tính ngay đợc giá thực tế.

- Về phơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Trong Công ty, kế toán sử dụng phơng pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Việc ghi chép theo phơng pháp này đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu nhng việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lắp về chỉ tiêu số lợng. Sở dĩ có tồn tại đó là do quy mô vào loại lớn của doanh nghiệp, khối lợng công việc của kế toán quá nhiều, khó kiểm soát đợc toàn bộ hệ thống nguyên vật liệu rất lớn, có nhiều thông số kỹ thuật và tên gọi phức tạp, khó đọc, khó nhớ.

- Việc ứng dụng tin học hiện đại vào tổ chức kế toán: Hiện nay, với trình độ công nghệ thông tin đang phát triển Công ty đã trang bị cho phòng kế toán tài chính một số máy vi tính nhng việc cài đặt chơng trình trên máy cha hoàn hảo đã hạn chế tới công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Đến cuối tháng, khối lợng công việc nhiều, việc đối chiếu số lợng tồn kho giữa thủ kho và phòng kế toán vẫn còn nhiều hạn chế tuy đã khắc phục đợc nhiều do sử phòng phần mềm kế toán Fast. Do đó, Công ty cần ứng dụng việc nghiên cứu máy vi tính xuống từng kho để công tác kế toán nguyên vật liệu đợc diễn ra thuận lợi, khắc phục đợc phần nào những khó khăn và phản ánh đợc kịp thời, chính xác giá trị của từng loại nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt may Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w