Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 906 (Trang 66 - 71)

xây lắp tại Công ty cổ phần Sông Đà 906:

* Đối với công tác kế toán nói chung: - Về tổ chức bộ máy kế toán:

Nhiều công trình do Công ty thi công cách trụ sở chính hàng trăm km, việc luân chuyển chứng từ hàng ngày từ các đội về phòng kế toán là không thể thực hiện được. Vì vậy tại các đội xây dựng đều phải có nhân viên kế toán có nhiệm vụ lập, thu thập và tổng hợp chứng từ lên bảng kê hàng tháng chuyển về phòng kế toán của Công ty để hạch toán.

- Phương thức giao khoán:

Công ty giao khoán cho các đội tổ phải giám sát và quản lý chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng tiêu cực ở các đội thi công công trình.

- Quá trình tập hợp luân chuyển chứng từ:

Các công trình thi công thường nằm phân tán trên địa bàn rộng, không cố định ở một mà phụ thuộc vào vị trí thi công công trình điều đó làm cho việc luân chuyển chứng từ từ các đội lên Phòng kế toán gặp nhiều khó khăn còn do sự chấp hàng không nghiêm túc của nhân viên dưới đội mà trực tiếp là nhân viên kế toán, đội trưởng. Để

khắc phục tình trạng trên theo em Công ty cần có những quy định cụ thể hơn trong việc lập và luân chuyển chứng từ.

Ngoài ra Công ty cũng nên quy định hàng tháng các đội phải thanh toán chứng từ xong theo quy định mới thực hiện tạm ứng tiếp.

- Quản lý sử dụng vốn của các đội:

Một trong những vấn đề không chỉ Công ty mà hầu hết các doanh nghiệp ngành xây dựng đều gặp phải là công tác nghiệm thu thanh toán và thu hồi công nợ chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong sản xuất. Đó là tình trạng có một số công trình hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hoặc công trình đã hoàn thành bàn giao mà vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán toàn bộ. Do đó, Công ty cần có những biện pháp thu hồi vốn đầu tư và xây dựng một cơ chế thanh toán thích hợp thúc đẩy việc thu hồi quay vòng cho sản xuất. Bởi vì như hiện nay Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng và vay Tổng công ty như vậy Công ty sẽ phải chịu một khoản chi phí lãi vay tương đối lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và lợi nhuận kinh doanh của Công ty

* Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 906:

- Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Như ta đã biết , trong công trường XDCB chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp do đó việc tiết kiện chi phí hạ giá thành xây lắp là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý.Vì vậy, để tránh thất thoát không đáng có thì vật tư mua về nhất thiết phải nhập kho và được xuát từng đợt. Riêng đối vói các loại: cát, đá, sỏi ... thì có thể không nhập kho mà dùng đến đâu mua đến đó và xuất thẳng tới công trường. Để làm được điều này công ty phải mở thêm kho bãi, thưòng xuyên kiểm tra kho bãi cũng như nâng cao ý thức của cán bộ coi kho.

Trong các đội tình trạng công nhân viên thường xuyên thay đổi đơn vị công tác đã tạo ra sự phức tạp trong quản lý và kế toán. Công ty cần khắc phục tình trạng này bằng cách ban hành quy chế sử dụng cũng như thuyên chuyển công tác của lao động trong Công ty

- Chi phí sử dụng máy thi công:

Công ty nên thành lập đội máy thi công riêng, có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng. Đội này sẽ do Phòng vật tư thiết bị quản lý, khi các đội có nhu cầu sử dụng máy thi công sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với Phòng vật tư thiết bị. Theo cách này các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công sẽ được tập hợp về các TK 621, 622, 627,154 (chi tiết máy thi công), cuối kỳ kế toán tính ra giá thành ca xe máy và thực hiện phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình. Phương pháp này sẽ giúp sử dụng và quản lý máy thi công hiệu quả, chi phí sử dụng máy thi công của từng công trình cũng được tính toán chính xác hơn, là cơ sở để xác định chính xác giá thành thi công công trình.

- Chi phí sản xuất chung:

Công ty đã lạm dụng TK 627 để hạch toán vào khoản mục này. Công ty nên phân loại chi phí sản xuất chung theo cách chia làm 2 loại: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Việc phân loại này sẽ tao điều kiện cho việc hạch toán chi phí trong kỳ cũng như việc lập báo cáo quản trị về chi phí sản xuất

- Tính chi phí dở dang cuối kỳ:

Vì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty là từng công trình, hạng mục công trình, do đó để xác định chính xác kết quả hoạt động kinh doanh thì Công ty nên dựa vào giá trị xây lắp dở dang theo dự toán để xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ:

- Tính giá thành sản phẩm:

Để cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Công ty nên lập thẻ tính giá thành. Thẻ tính giá thành được lập riêng cho từng công trình và lập theo khoản mục giá thành như sau :

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Tên công trình, hạng mục công trình :… Tháng…năm…

Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí

NVLTT NCTT MTC SXC

1. CPSXKDDD đầu kỳ

2. CPSXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm hoàn thành 4. CPSXKDDD cuối kỳ

Trên cơ sở thẻ tính giá thành, kế toán lập Báo cáo giá thành sản phẩm xây lắp cho toàn Công ty theo từng quý và theo từng năm. Mẫu báo cáo có thể lập như sau:

BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quý… năm… STT Tên công trình CPSXDD đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Giá thành Cộng

Qua báo cáo trên ta có thể thấy được thông tin giá thành từng công trình cũng như thông tin tổng hợp về giá thành của tất cả các công trình

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Sông đà 906, em nhận thấy Công ty hết sức coi trọng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách hết sức khoa học, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà nước. Tuy nhiên thời gian qua công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số hạn chế nhưng em tin rằng với kinh nghiệm vững vàng, trình độ chuyên môn cao của đội ngũ kế toán, công tác kế toán các phần hành đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty sẽ ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Do thời gian thực tập ngắn cũng như khả năng tiếp cận thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, các chú, cô và các anh, chị trong Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty

Một lần nữa em xin chân thanh cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trần Văn Thuận và các cán bộ Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần Sông Đà 906 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường Đại học KTQD - Nhà xuất bản thống kê.

2. Luận văn tốt nghiệp các khoá 43,44 - Trường đại học KTQD. 3. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1999

4. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC – Nhà xất bản tài chính 5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 906 (Trang 66 - 71)