THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯTHÚ Y.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán giá thành ở Công ty Cổ phần Dược & Vật tư Thú y (Trang 28 - 40)

2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất chi phối đến công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty.

Đặc điểm tổ chức kinh tế - kỹ thuật và tổ chức sản xuất là căn cứ quá trình để xác định đối tượng tính giá thành, là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến công tác tính giá thành sản phẩm.

- Về thuận lợi: công ty cổ phần Dược và vật tư thú y đã trải qua hơn 12 năm sản xuất đến nay đã có quy trình công nghệ tương đối hiện đại, được chuyên môn hoá cao, các công đoạn sản xuất được phân định rõ ràng chi tiết tới từng bước, từng công việc. Việc quản lý của công ty nói chung và đội ngũ nhân viên kế toán nói riêng đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá tốt. Lãnh đạo và cán bộ CNV của Công ty đều nhận thức được vai trò của công tác hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay do đó công tác kế toán ban đầu được thực hiện khá tốt, đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm.

- Về khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi song công tác kế toán tính giá thành ở công ty cũng gặp không ít khó khăn.

+ Công ty sản xuất hơn 100 mặt hàng có mẫu mã, kích cỡ và giá thành khác nhau.

+ Sản phẩm của Công ty được sản xuất nhiều hay ít, căn cứ vào nhu cầu, đòi hỏi của thị trường ở từng thời điểm. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào công ty phải luôn coi trong công tác nghiên cứu thị trường nhằm tránh tình trạng sản phẩm bị ứ đọng.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi cao. Do hạn chế về điều kiện máy móc thiết bị, về quản lý tổ chức sản xuất nên thuốc của Công ty chưa hẳn là đã cạnh tranh với tất cả các loại thuốc ngoại nhập đang tràn vào thị trường nước ta hiện nay.

Tất cả các lý do này dẫn đến giá thành sản phẩm có thể thay đổi và đòi hỏi đội ngũ kế toán không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải nắm vững kỹ thuật sản xuất.

2.2.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp cho một lượng sản phẩm hoàn thành trong kì. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp. Sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm sau:

-Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kì phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

-Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành, mà còn liên quan đến những sản phẩm hỏng và sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện bằng công thức sau:

Tổng giá thành sản phẩm= chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ-chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Trong điều kiện hiện nay, việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phâmr, nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

-Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp.

-Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

-Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.

Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm , phát hiện kịp thời khả hợp và xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.

Định kỳ cung cấp các báo cáo về tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiên các định mức, kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

2.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành.

Do tình hình biến động của nhiều mặt hàng, nhu cầu khách hàng mà các mặt hàng có sự biến động, lúc tăng, lúc giảm. Vì vậy, kế toán phải lập kế hoạch chi phí sản xuất cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Ngoài ra, kế toán còn lập kế hoạch giá thành trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền lương và các chi phí khác. Căn cứ vào giá vật tư của cả năm đồng thời dựa trên cơ sở tình hình thực hiện giá thành năm trước và nhiệm vụ hạ giá thành năm nay để xây dựng giá thành kế hoạch. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và khả năng tiêu thụ phải tính toán lô hàng sản xuất tháng nào, số lượng bao nhiêu để lên kế hoạch phục vụ sản xuất.

Kế toán và mọi công nhân sản xuất phải tôn trọng nội quy quản lý của phân xưởng để đảm bảo kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành.

2.4. Tập hợp chi phí sản xuất. * Đối tượng tập hợp CPSX.

Từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm CPSX nói trên, đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng: PX dược 1, PX dược 2...

* Phương pháp tập hợp.

Chi phí tại các phân xưởng sản xuất được áp dụng theo phương pháp cơ bản trực tiếp và phương pháp tập hợp CPSX, nghĩa là các chi phí cơ bản trực tiếp(chi phí vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm) được hạch toán vào sổ kế toán chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Còn chi phí sản xuất chung phát sinh đến cuối tháng căn cứ vào số liệu mà kế toán tập hợp được, kế toán tiến hành phân bổ chi phí chung cho từng phân xưởng sản xuất.

Cuối tháng, chi phí sản xuất của từng phân xưởng được tập hợp trên bảng kê số 4,5,6 và nhật ký chứng từ số 7.

2.5. Công tác tính giá thành sản phẩm.

2.5.1 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở HANVET là quy trình công nghệ giản đơn, khép kín đã tổ chức thành 2 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ nên đối tượng tính giá thành được xác định

là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ: thuốc gói, thuốc lọ, thuốc ống.

Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt với nhiều chủng loại sản phẩm thuốc và ổn định chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng theo đối tượng tính giá thành đã nêu trên.

2.5.2 Đánh giá sản phẩm làm dở.

Sản phẩm dở dang của công ty là những sản phẩm chưa kết thúc qui trình công nghệ chế biến, đang trong quá trình gia công chế tạo như thuốc chưa đóng gói, ống thuốc chưa soi in, chưa nhập kho.

Đối với các sản phẩm thuốc đều được đóng lọ, ống tiêm, bao gói thiếc các loại và chi phí cho khoản mục này khá lớn, chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí cấu thành sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm làm dở được tính cho hai khoản mục là chi phí NVL chính và chi phí vỏ lọ.

Cụ thể: Chi phí sản chi phí NVL chính xuất trong kỳ số lượng sản xuất dở dang = * phẩm làm dở cuối kỳ tổng số lượng sản phẩm sản xuất cuối kỳ (không có chi phí NVL chính tồn đầu kỳ)

Tháng 3/2001 mặt hàng Penicillin của phân xưởng 1 có số liệu như sau: + Tổng chi phí NVL chính xuất trong kỳ là: 3.673.986 (đồng)

+ Chi phí vỏ lọ : 1.200.000 (đồng) + Sản xuất được : 385.800 (lọ) Trong đó: - sản phẩm nhập kho là 275.800 (lọ)

- sản phẩm dở cuối kỳ là 110.000 (lọ) Chi phí NVL chính dở dang cuối kỳ là:

(3.673.986 / 385.800) * 110.000 = 1.053.236 (đồng) Chi phí vỏ lọ dở dang cuối kỳ là:

Vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là: 1.053.236 + 330.000 = 1.383.000 (đồng)

Do ở phân xưởng bao bì chỉ chuyên về in nhãn và vào bao bì lớn nên chi phiư tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành và không tính sản phẩm dở.

Sau khi đã xác định được chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, số liệu được ghi vào sổ chi tiết TK 154 theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành. Sổ chi tiết TK 154 Px dược 1 Tháng 3/ 2001 Đơn vị tính : VNĐ KHOẢN MỤC SỐ DƯ ĐẦU KỲ SPS TRONG KỲ SDĐK VÀ SPS TRONG KỲ SỐ DƯ CUỐI KỲ TỔNG GIÁ THÀNH 611.1 14.232.000 1.186.382.000 1.200.632.000 10.675.000 1.189.939.000 622.1 - 108.064.000 108.064.000 - 108.064.000 627.1 - 149.898.000 149.898.000 - 149.898.000 CỘNG 1.447.901.000 Sổ chi tiết TK 154 Px dược 2 Tháng 3/ 2001 Đơn vị tính : VNĐ KHOẢN MỤC SỐ DƯ ĐẦU KỲ SPS TRONG KỲ SDĐK VÀ SPS TRONG KỲ SỐ DƯ CUỐI KỲ TỔNG GIÁ THÀNH 611.1 19.745.000 1.973.618.000 1.993.363.726 15.397.200 1.977.966.000 622.1 - 177. 339. 000 177. 339. 000 - 177. 339. 000 627.1 - 211.002.000 211.002.000 - 211.002.000 CỘNG 2.376.307.000

Số liệu trên các sổ chi tiết TK 154.1 và TK 154.2 là cơ sở để tính giá thành. Số liệu ghi vào sổ cái TK 154 là số liệu trên các sổ chi tiết tương ứng của chúng. Dưới đây là sổ cái TK 154:

Sổ cái TK 154 Số dư đầu năm

Nợ Có

Ghi có các TK đối ứng nợ TK này Tháng

Có TK 621 1 2 3 ... 10 11 12 Có TK 622 3.160.000.000 Có TK 627 285.403.210 370.900.000 Cộng SPS nợ Cộng SPS có Số dư cuối tháng

2.5.3 Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm . 1) Theo giá thành kế hoạch.

Do đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ nên Công ty áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán.

Vào đầu tháng 1 hàng năm, phòng kinh doanh tổng hợp căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu, tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở giá vật tư của cả năm đồng thời dựa trên cơ sở tình hình thực hiện giá thành năm trước và nhiệm vụ hạ giá thành năm nay để xây dựng giá thành kế hoạch của thành phẩm năm 2001 như sau:

Penicillin 650 đồng / lọ ADE Bcomplex 7.000 đồng / gói Analgin 320 đồng / lọ

Ampicillin 750 đồng / lọ Streptomycin 650 đồng / lọ Bcomplex 100 g 4.500 đồng / gói

Thành phẩm nhập kho, xuất kho trong kỳ sẽ được ghi sổ theo giá hạch toán.

Ví dụ: Trong tháNg 4 / 2001 số lượng thuốc Genta – Tylo 20 ml nhập kho là 7.940 lọ, đơn giá hạch toán là 1.500 đồng / lọ. Vậy trị giá theo giá hạch toán của thành phẩm nhập kho trong tháNg là:

1.500 x 7.940 = 11.910.000 đồng

Số lượng xuất bán là: 7.650 lọ. Trị giá theo giá HT của Genta – Tylo xuất bán là: 1.500 x 7.650 = 11.475.000 đồng

Sổ chi tiết thành phẩm TháNg 4 / 2001

Tên thành phẩm: Genta – Tylo 20 ml Đơn giá: 1.500 đồng / lọ Tên kho: Thành phẩm stt Chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT Tồn đầu tháng - - 1 49.141 1.4 Thành – Hà Tây 3.000 4.500.000 2 152 2.4 Nhập từ PX 1 4.300 6.450.000 3 49.150 5.4 Vân – Bắc Ninh 2.700 4.050.000 4 165 5.4 Nhập từ PX 2 2.000 3.000.000 … Cộng Tồn cuối tháng 7.940 11.910.000 7.650 11.475.000 - -

Dựa vào số liệu ghi trên sổ chi tiết thành phẩm và bảng kê nhập thành phẩm để ghi vào sổ cái TK 155.

Bảng kê nhập thành phẩm

Phân xưởng 1 Tháng 4 / 2001

Stt Danh mục Đvt Đơn giá Số lượng Thành tiền

1 Genta - costrim Gói 1.500 143.900 215.850.000

2 Ampiseptol 4 g - 350 248.000 86.800.000 3 Tayzu đỏ 4g - 150 250.000 37.500.000 4 Tayzu xanh 4 g - 150 700.000 105.000.000 5 Penicillin 1 g Lọ 650 288.050 187.232.500 6 Genta – Tylo 20 ml - 1.500 7.940 11.910.000 … CỘNG 1.418.943.000 Sổ cái TK 155 Số dư đầu năm

Nợ Có

Ghi có các TK đối ứng nợ TK này Tháng

1 2 3 ... 10 11 12 Có TK 1541 1.418.943.000 Có TK 1542 2.483.312.000 Cộng SPS nợ Cộng SPS có Số dư cuối tháng 2) Theo giá thực tế

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, liên tục và khép kín, phương pháp tính giá thành được áp dụng ở Công ty là phương pháp tính giá thành giản đơn (chi tiết theo từng khoản mục).

Công thức: ZKM = DĐK + CTK - DCK

DĐK,DCK là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. CTK là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo khoản mục.

Ở công ty, giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

-Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung.

Sau khi tính được tổng giá thành sản phẩm theo từng khoản mục, kế toán xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau:

Giá thành Tổng giá thành sản phẩm i theo khoản mục đơn vị =

sản phẩm i Tổng sản lượng SP i hoàn thành nhập kho Tron g đó: i là loại sản phẩm thứ i.

Do đối tượng tập hợp chi phí ở công ty là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm, nên để tính được giá thành theo khoản mục, kế toán phải phân bổ chi phí sản xuất theo phân xưởng cho từng sản phẩm theo các khoản mục giá thành nêu trên. Cụ thể:

2.5.3.1 Chi phí NVL trực tiếp. * Chi phí NVL chính:

Chi phí NVL chính được theo dõi và tính chi tiết cho từng sản phẩm. Vật liệu để sản xuất được cấp phát theo lệnh sản xuất do giám đốc ra. Trong tháng, khi phân xưởng lĩnh NVL chính về để sản xuất, kế toán phân xưởng theo dõi chi tiết từng loại trên sổ tồn kho của phân xưởng. Vì NVL chính của công công ty có đặc điểm là bao gồm cả NVL chính và tá dược nên:

Đối với NVL chính thì mỗi loại chỉ chuyên dùng sản xuất một loại sản phẩm. Do đó mỗi loại nguyên liệu xuất dùng sản xuất sản phẩm trong kỳ kế toán tính trực tiếp luôn vào chi phí NVL chính cho sản phẩm do nguyên liệu chính đó cấu thành.

Ví dụ: Nguyên vật liệu Tetracillin HCl xuất trong kỳ là 500 kg với giá trị

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán giá thành ở Công ty Cổ phần Dược & Vật tư Thú y (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w