CHƯƠNG VIII: PHẦN HÀNH "BÁO CÁO"

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mềm Acsoft (Trang 59 - 64)

- IHệ thống sổ chi tiết

- 1Báo cáo chi tiết tài khoản:

Phần này giúp cho bạn lấy được báo cáo chi tiết về số phát sinh trong kỳ của bất kỳ một tài khoản, tiểu khoản, một mã cấp chi tiết nào đó theo thời gian phát sinh của nghiệp vụ.

Chọn Sổ chi tiết -> Sổ chi tiếttài khoản

Cách khai thác Sổ chi tiết tài khoản

- Nhập tài khoản cần lấy báo cáo: Đối với các sổ chi tiết đã được liệt kê trên thanh menu thì chương trình tự động đề xuất tài khoản lấy báo cáo. Ví dụ: Sổ quĩ tiền mặt (Tài khoản 1111), Sổ quĩ tiền gửi (Tài khoản1121)... Còn trong trường hợp các Sổ chi tiết của các tài khoản không được liệt kê trong menu thì người sử dụng chọn vào Sổ chi tiết tài khoản khác để lấy báo cáo, người sử dụng nhập tài khoản để lấy báo cáo.

Lưu ý: Người sử dụng có thể lấy sổ chi tiết của tài khoản cấp I hoặc sổ chi tiết của tài khoản cấp II. Trong phần này người sử dụng có thể lấy Sổ cái của các tài khoản bằng cách nhập tài khoản cần lập Sổ cái và sửa lại tiêu đề báo cáo. (Xem chi tiết phần tiêu đề báo cáo.)

- Khoảng ngày lấy báo cáo: Người sử dụng nhập khoảng ngày lấy báo cáo, trong trường hợp lấy báo cáo trong ngày, tháng, quý, năm thì người sử dụng nhập trong khoảng ngày cần lấy báo cáo. Chương trình sẽ lấy toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh của tài khoản đó trong khoảng ngày lấy báo cáo và luỹ kế số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ sang kỳ tiếp theo.

Nhập TK cần lấy báo cáo Nhập khoảng ngày lập báo cáo

Nếu lấy sổ chi tiết của TK cần lập

Tích vào để lấy báo cáo theo số lượng hoặc khoản mục Sửa tiêu đề báo cáo

Lựa chọn hình thức lấy báo cáo

Lưu ý: Trong trường hợp tài khoản đó chỉ có số dư nhưng không có nghiệp vụ phát sinh trong kỳ lấy báo cáo thì chương trình sẽ không cho phép lấy báo cáo đó. Chương trình thông báo"Không có dữ liệu thoả mãn điều kiện"

- Sổ chi tiết tài khoản lập báo cáo: Trong trường hợp lập các sổ chi tiết của các tài khoản lấy báo cáo (Chỉ lấy được sổ chi tiết của tài khoản có mở sổ chi tiết trong phần khai báo chi tiết tài khoản.) Khi đó chương trình sẽ liệt kê chi tiết các đối tượng chi tiết Cấp I của tài khoản cần lấy báo cáo. Người sử dụng có thể chọn một đối tượng để lấy báo cáo bằng cách dùng phím Enter hoặc dùng phím TAB. Trong trường hợp tài khoản có nhiều cấp thì người sử dụng có thể lấy sổ chi tiết của đối tượng chi tiết ở cấp sâu nhất hoặc lấy sổ chi tiết ở một cấp bất kỳ. Nếu lập sổ chi tiết ở cấp sâu nhất thì dùng phím

Enter để lựa chọn đối tượng đến cấp sâu nhất. Còn nếu chọn báo cáo lấy cấp tổng bất kỳ thì người sử dụng dùng phím TAB để lựa chọn.

- Lựa chọn hình thức lập báo cáo: Có thể lựa chọn báo cáo theo TK đối ứng hay báo cáo theo số chứng từ hoặc kết hợp cả 2 tiêu thức đó bằng cách bấm chuột vào các ô thích hợp:

+ Khi chọn báo cáo theo số chứng từ máy sẽ liệt kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đối tượng cần báo cáo theo trình tự thời gian và số chứng từ phát sinh chứ không tách ra theo tài khoản đối ứng. Việc này sẽ thuận lợi cho bạn khi muốn lập báo cáo quỹ, báo cáo thu chi tiền gửi ngân hàng, báo cáo tình hình kho hàng...

+ Khi chọn báo cáo theo TK đối ứng máy sẽ liệt kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của TK cần báo cáo vừa theo ngày, số chứng từ lại vừa theo các TK đối ứng để bạn tiện theo dõi. Ví dụ, cùng một chứng từ nhưng đối ứng với nhiều TK khác nhau sẽ được máy tách chi tiết theo số liệu đối ứng với từng TK đó. Người sử dụng có thể chỉ định đích danh TK đối ứng bằng cách gõ TK đó vào ô trống do máy đề xuất. Ví dụ: Người sử dụng muốn lấy báo cáo số phát sinh ở TK331 của một khách hàng nào đó, nhưng chỉ muốn xem phát sinh đó đối ứng TK1111 thì bạn nhập TK đối ứng là TK1111. ( Lưu ý nếu tài khoản đối ứng có khai báo chi tiết thì chương trình hỏi chi tiết các đối tượng trong tài khoản đối ứng lấy báo cáo, người sử dụng có thể chọn đến cấp sâu nhất hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + K để xem đối ứng với toàn bộ tài khoản hoặc xem đối ứng đến một cấp bất kỳ lập báo cáo.)

+ Khi chọn báo cáo vừa theo TK đối ứng lại vừa theo số chứng từ tức là máy tính sẽ kết hợp cả 2 kiểu báo cáo ở trên, vừa theo số chứng từ lại vừa theo TK đối ứng và cộng gộp số phát sinh ở các cấp chi tiết trong cùng một TK đối ứng. Ví dụ, nếu lấy báo cáo này ở TK331 thì tất cả các nghiệp vụ nhập hàng trong cùng một hóa đơn và cùng đối ứng với TK1521 sẽ được cộng gộp lại .

- Tiêu đề báo cáo: Chương trình sẽ tự động đề xuất tiêu đề của các báo cáo chi tiết là "Báo cáo chi tiết số phát sinh của tài khoản", trong trường hợp người sử dụng muốn thay đổi tiêu đề báo cáo thì có thể nhập tên tiêu đề vào phần tiêu đề báo cáo.

- Các chỉ tiêu lựa chọn khác: Người sử dụng có thể lấy các báo cáo chi tiết của một số tài khoản liên quan đến Số lượng, ngoại tệ... thì trước khi Xác nhận lấy báo cáo phải tích vào hộp lựa chọn Số lượng

hoặc Ngoại tệ...

Sau khi lựa chọn tài khoản và các tiêu thức liên quan đến báo cáo chi tiết cần khai thác, người sử dụng nhấn phím Xác nhận

- Xem báo cáo trước khi in: Người sử dụng có thể nhấn vào biểu tượng máy in trên thanh công cụ hoặc phím Xem ở phía dưới để xem báo cáo trước khi in. Trong trường hợp nếu lấy báo cáo chi tiết liên quan đến số lượng, ngoại tệ...người sử dụng phải chọn cách nhấn vào phím Xem để lựa chọn hình

thức lấy báo cáo theo số lượng, theo ngoại tệ hay theo đồng Việt Nam... Người sử dụng có thể dùng các phím tắt để xem và in báo cáo như: Ctrl + R - Xem báo cáo, Ctrl + P để In báo cáo...

- Chuyển báo cáo ra Excel: Trong trường hợp người sử dụng muốn điều chỉnh hình thức hoặc nội dung của báo cáo chi tiết lấy ra thì có thể chiết xuất báo cáo ra file Excel điều chỉnh cho phù hợp.

Lưu ý: Khi chiết xuất báo cáo chi tiết ra file Excel, hình thức báo cáo bị thay đổi chương trình chỉ giữ lại nguyên vẹn số liệu và nội dung của báo cáo, người sử dụng phải định dạng lại hình thức báo cáo cho phù hợp với yêu cầu.

+ Khi chiết xuất báo cáo chương trình sẽ mặc định lưu file vào thư mục cài đặt chương trình kế toán.

- Nhật ký hàng hoá: Người sử dụng có thể lập các nhật ký mua hàng hoặc nhật ký bán hàng. Cách khai thác nhật ký tương tự như lập các báo cáo chi tiết tài khoản.

- 2Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản:

Phần này giúp cho bạn lấy được báo cáo tổng hợp chi tiết (Bảng kê tài khoản) về số phát sinh trong kỳ của bất kỳ một tài khoản, tiểu khoản, một mã cấp chi tiết nào đó theo thời gian phát sinh của nghiệp vụ. Trong phần này người sử dụng có thể lấy được các báo cáo nhập xuất tồn, bảng kê cuối kỳ của hàng hoá, thành phẩm, nguyên vật liệu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn Sổ chi tiết -> Sổ tổng hợp chi tiết

Sau khi lựa chọn đầy đủ các tiêu thức cần lấy báo cáo người sử dụng nhấn phím Xác nhận để lấy báo cáo. Các thao tác để xem, in báo cáo tương tự như phần báo cáo chi tiết tài khoản.

Lưu ý: Khi lấy các sổ tổng hợp chi tiết của các tài khoản liên quan đến số lượng cần tích vào hộp lựa chọn "Số lượng" để In báo cáo theo số lượng. Cách lấy báo cáo tương tự như lấy sổ chi tiết tài khoản, có thể dùng biểu tượng, dùng phím "Xem", "In trang" hoặc phím tắt "Ctrl +R" để In báo cáo theo số lượng.

- 3Báo cáo thuế giá trị gia tăng: .) aTờ khai thuế GTGT hàng tháng:

Hàng tháng chương trình cho phép người sử dụng in tờ kê khai thuế GTGT theo đúng chế độ quy định. Người sử dụng lựa chọn tháng và năm lập Tờ kê khai, chương trình sẽ đề xuất số liệu của các chỉ tiêu trên tờ kê khai thuế GTGT. Trong trường hợp có sự thay đổi người sử dụng có thể điều chỉnh lại theo số liệu phù hợp của đơn vị.

Lưu ý: Số liệu người sử dụng sửa đổi chỉ có thể in tờ kê khai hàng tháng, chương trình không lưu lại số liệu đơn vị sửa đổi mà lưu lại số liệu chính xác theo số chương trình đề xuất. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn in lại tờ kê khai, người sử dụng nhập lại số liệu và in lại.

.) bBảng kê thuế GTGT đầu vào:

Bảng kê thuế GTGT đầu vào (Mẫu 03/GTGT) có thể in hàng tháng, hàng Quí, Năm tuỳ thuộc và yêu cầu của người sử dụng. Bảng kê thuế GTGT đầu vào cho phép lập theo từng tỷ lệ thuế hoặc lập toàn bộ.

Trong trường hợp muốn In tách riêng theo từng tỷ lệ thuế, người sử dụng tích vào phần "Tỷ lệ thuế " và nhập tỷ lệ thuế muốn lập báo cáo rồi nhấn "Xác nhận" để lấy báo cáo.

Lưu ý: Trong trường hợp người sử dụng chỉ muốn In một trang bất kỳ của Bảng kê thuế GTGT đầu vào, người sử dụng có thể chọn phím "In" và chọn trang cần In báo cáo. Hoặc trong trường hợp người sử dụng muốn In ngay báo cáo không cần xem trước khi In thì cũng làm tương tự.

.) cBảng kê thuế GTGT đầu ra:

Tương tự như Bảng kê thuế GTGT đầu vào, Bảng kê thuế GTGT đầu ra cũng có thể lấy In hàng tháng, quí, năm theo yêu cầu. Người sử dụng có thể lấy báo cáo theo từng mức thuế xuất hoặc toàn bộ bảng kê thuế.

- 4Báo cáo chi tiết tài khoản ngoài bảng:

Cách lấy báo cáo tài khoản ngoài bảng tương tự như cách lấy báo cáo chi tiết tài khoản. Người sử dụng nhập số hiệu tài khoản ngoài bảng cần lập báo cáo, khoảng ngày lập báo cáo và các tiêu thức liên quan... Cách lấy và In báo cáo tương tự như "Báo cáo chi tiết tài khoản"

- 5Báo cáo tình hình tài sản

Báo cáo tình hình tài sản giúp bạn có thể xem lại tình hình tài sản ở đơn vị mình tại từng thời điểm.Có thể xem từng tháng, quý , năm bằng cách chọn hình thức xem báo cáo và nhấn “ Xác nhận “

- 6Báo cáo chi tiết hàng trả lại, gửi đại lý

Cách lấy báo cáo : bạn chọn một trong các nội dung cần xem báo cáo. Nếu muốn lọc theo TK bạn chọn TK ở ô bên dưới có thể xem bên nợ hoặc có. Sau đó chọn thêm các chỉ tiêu mà bạn cần lọc báo cáo, sau đó tích “Xác nhận ”

Phần hành báo cáo tổng hợp

- IHệ thống báo tài chính và báo cáo quản trị

- 1Báo cáo chi tiết doanh thu:

Báo cáo chi tiết doanh thu cho biết chi tiết doanh thu, các khoản giảm trừ và doanh thu thuần của các nghiệp vụ phát sinh theo từng ngày, từng mặt hàng.

Người sử dụng nhập khoảng ngày cần lập báo cáo -> Xem để lấy báo cáo. Cũng tương tự như báo cáo chi tiết hoặc báo cáo tổng hợp chi tiết người sử dụng có thể In từng trang của báo cáo chi tiết doanh thu

- 2Báo cáo tổng hợp doanh thu:

Báo cáo chi tiết doanh thu cho biết tổng doanh thu, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần của từng mặt hàng, dịch vụ kinh doanh.

- 3Báo cáo tiêu thụ hàng hóa

Báo cáo tiêu thụ hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp một báo cáo toàn diện về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận gộp theo chi tiết từng hoạt động kinh doanh đồng thời cho biết chi tiết số lượng chi tiết từng mặt hàng đã xuất bán trong kỳ.

- 4Báo cáo chi phí theo khoản mục: .) aBáo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục:

Báo cáo chi tiết chi phí theo khoản mục phí cho phép lập báo cáo phí của toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí (TK627, TK641, TK642) theo ngày, số chứng từ. Người sử dụng có thể in báo cáo chi tiết của một khoản mục chi phí bất kỳ theo yêu cầu bằng cách tích vào "Chọn khoản mục phí" và chọn khoản mục phí cần lập báo cáo.

.) bBáo cáo tổng hợp phí theo khoản mục: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo tổng hợp phí theo khoản mục cho biết tổng hợp số liệu của từng khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ của từng tài khoản tập hợp chi phí (TK627, TK641, TK642).

Cách lập báo cáo tương tự như Báo cáo chi tiết phí theo khoản mục - 5Báo cáo giá thành phân xưởng:

Báo cáo giá thành phân xưởng chỉ lập khi đơn vị có sản xuất sản phẩm, tài khoản 154 có số liệu phát sinh. Báo cáo giá thành phân xưởng chỉ có thể lấy được sau khi đã làm phần kế toán tổng hợp giá thành (Kết chuyển các chi phí sang tài khoản chi phí dở dang 154).

Báo cáo giá thành phân xưởng lập bằng cách nhập khoảng ngày cần lập báo cáo, chọn lấy toàn bộ báo cáo hoặc lấy báo cáo giá thành phân xưỏng chi tiết của từng xưởng, bộ phận sản xuất.

- 6Báo cáo giá thành đơn vị:

Báo cáo giá thành đơn vị cách lập tương tự như Báo cáo giá thành phân xưởng - 7Báo cáo chi tiết lãi lỗ:

Báo cáo chi tiết lãi lỗ là báo cáo quản trị cho biết hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng, dịch vụ kinh doanh của đơn vị (Nếu đơn vị có khai báo chi tiết trong phần khai báo chi tiết tài khoản - TK9111). Báo cáo chi tiết lãi lỗ chỉ có thể lấy được khi người sử dụng làm phần kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh.

- 8Sổ cái tài khoản:

Sổ cái tài khoản là sổ tổng hợp tài khoản cho biết tổng số phát sinh của tài khoản lấy báo cáo với các tài khoản khác.

Có thể lập sổ cái của toàn bộ tài khoản hoặc chi tiết từng đối tượng chi tiết của tài khoản đó bằng cách chọn chi tiết tài khoản hoặc toàn bộ tài khoản.

- 9Các bảng phân bổ:

Các bảng phân bổ chỉ được lập khi người sử dụng đã hoàn tất việc phân bổ hay đã thực hiện phần hành kế toán tổng hợp. Bảng phân bổ bao gồm:

- Bảng phân bổ nguyên vật liệu

- Bảng phân bổ chi phí nhân công, chi phí chung - Bảng phân bổ chi phí quản lý, chi phí bán hàng

- 10Báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính được lập theo đúng chế độ qui định gồm: - Nhật ký chung

- Bảng cân đối số phát sinh tài khoản - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp) - Thuyết minh báo cáo tài chính

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn sử dụng phần mềm Acsoft (Trang 59 - 64)