Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 32 - 35)

Vùng biển Hải Phòng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các kiểu địa hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đệp của nhiều bãi tắm ở đây, cùng với mặt nước, đấy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam, thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình.

Khí hậu của vùng biển Hải Phòng là khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương, mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là

tháng 7, 8... Độ ẩm trung bình: 85%. Dao động của thuỷ triều: 3,3-3,9 mét. Độ mặn nước biển: từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% ( mùa khô). Nhiệt độ trung bình 25- 28 độ C dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30 độ C, về mùa đông trung bình 15- 20 độ C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10 độ C (khi có gió mùa đông bắc). Nhìn chung khí hậu ở vùng biển Hải Phòng thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển vào mùa hè.

Tài nguyên nước: Hiện nay, vùng biển Hải Phòng có các nguồn nước khoáng tập trung ở đảo Cát Bà và huyện Tiên Lãng. Các nguồn nước khoáng này đều đã được đưa vào khai thác và sử dụng chủ yếu là do nhu cầu giải khát và chữa bệnh. Nước khoáng ở xã Bạch Đằng huyện Tiên Lãng đã được khai thác phục vụ cho mục đích chữa bệnh. Suối nước khoáng ở đảo Cát Bà có thể cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và chữa bệnh. Đảo Cát Hải chưa có nguồn nước ngọt. Khả năng khai thác nguồn suối nước khoáng ở đây có thể đạt tới hàng triệu lít/năm và có thể so sánh với một số loại nước khoáng nổi tiếng trong nước và của nước ngoài. Nguồn suối nước nóng có tác dụng chữa bệnh ở xã Xuân Đám nhiệt độ luôn ở 38độ C rất thích hợp cho mục đích khai thác nước khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng.

Tài nguyên sinh vật : Tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển... Vùng biển Hải Phòng có rừng quốc gia Cát Bà, rừng văn hoá lịch sử và môi trường ở Đồ Sơn... rất nổi tiếng, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Rừng trung tâm Cát Bà nằm cách trung tâm thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc, rộng khoảng 26.240 ha trong đó có 17.040 ha rừng cạn và 9200 ha rừng ngập mặn., có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570 ha, với nhiều hang động kỳ thú. Khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ở đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú. Thực vật : có 741 loài, nhiều loại cây gỗ quý như trí lý, lát hoa, lim sẹt, giẻ hoa, kim giao, gỗ trắng, chò dãi, trên thế giới chỉ có ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, thực vật ngập mặn 23 loài, rong

biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài. Động vật : có 282 loài trong đó 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biết có voọc Cát Bà tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài poliocephalus tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi là voọc đầu trắng tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài thú đặc biệt quý hiếm trên thế giới chỉ còn lại ở Việt Nam (khoảng 50-60 con theo sách đỏ của IUCN). Động vật phù du 98 loài cá biển 196 loài, san hô 177 loài. Bên cạnh đó, vùng biển Hải Phòng có các tài nguyên sinh vật biển giàu có và phong phú từ lâu đã được du khách trên thế giới biết đến và ưa chuộng. Một số loài với các món ăn từ chúng rất hấp dẫn khách du lịch gần xa như tôm, cua, sò huyết, sá sùng, bào ngư.... Ngoài ra, những tài nguyên sinh vật biển còn là nguồn cung cấp nguyên liệu ( như đồi mồi, ngọc ttrai, san hô, gỗ quý...) cho các ngành thủ công, mỹ nghệ sản xuất những mặt hàng mà người nước ngoài ưa chuộng.

Vùng biển Hải Phòng có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch. Trong đó có những bãi tắm đẹp, nổi tiếng như: các bãi tắm khu I, khu II, khu III, ở Đồ Sơn; các bãi tắm Cát Cò1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh.v.v là những bãi tắm nhỏ , đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy Ở Cát Bà đã và đang thu hút rất đông du khách đến tắm biển, vui chơi và nghỉ dưỡng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng lên những khu du lịch biển có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên nước biển ở Đồ Sơn đang được đánh giá có độ trong không cao, chỉ đạt 0,3 m, thấp nhất so với các khu vực biển khác trong cả nước cũng gây trở ngại không nhỏ cho phát triển du lịch biển.

Hải Phòng có nhiều đảo và bán đảo. Vùng biển Hải Phòng có tới 366 hòn đảo trong đó có 243 đảo ven bờ, lớn nhất là đảo Cát Bà với diện tích gần 19 nghìn ha. Trên 90% diện tích đảo Cát Bà là rừng và đất rừng, trong đó có 570 ha rừng

nguyên sinh. Rừng nguyên sinh Cát Bà hoang sơ, rậm rạp, có chỗ còn chưa in dấu chân người và là nơi hội tụ của nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì vậy, rừng Cát Bà đang được xem xét xếp vào danh sách những khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới. Cát Bà bao gồm một đảo chính và 366 đảo nhỏ và chỉ cách trung tâm của du khách, những con đường mòn dã ngoại, những hang động tự nhiên kỳ thú, những bờ biển cát trắng lạ thường và biển trong xanh. Hải Phòng có bán đảo Đồ Sơn nổi tiếng, chạy dài 4 km do dãy núi Rồng vươn ra biển tạo thành. Bãi biển đồ sơn bằng phẳng, sóng nước êm đềm nên từ lâu đã trở thành khu tắm biển và nghỉ ngơi hấp dẫn.

Nhìn chung, hệ thống đảo và bán đảo ven bờ biển của Hải Phòng có giá trị rất lớn trong phát triển du lịch. Ngoài các cảnh quan hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ biển còn giữ được tính đa dạnh sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặcc điểm trên là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình tham quan, nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w