Loại hình kinh doanh và đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 37 - 44)

- Phụ trách công việc dọn vệ sinh phòng của khách lưu trú Ngoài ra bộ phận buồng cũng chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực cầu thang.

2.1.4Loại hình kinh doanh và đối thủ cạnh tranh

2.1.4.1. Loại hình kinh doanh chính

 Dịch vụ lưu trú.

Nhà khách dân tộc có 42 phòng luôn sẵn sàng đón khách, bao gồm hai loại phòng tiêu chuẩn và phòng loại một. Tuy nhiên thì giá của hai loại phòng này chênh nhau dao động khoảng 50.000- 100.000đ. Dịch vụ lưu trú cung cấp cho khách với đầy đủ trang thiết bị, tiện nghi như đã giới thiệu ở phần trên. Lượng khách sử dụng dịch vụ này thường là khách chính trị và khách theo đoàn tham dự các buổi huấn luyện, tập huấn. Tùy vào đối tượng khách: khách quen, khách theo đoàn, khách đặt dịch vụ sớm...mà có thể được hưởng các chính sách giảm giá của Nhà khách.

Bảng 2.2. Mức giá phòng

Đv:1000đ

Loại phòng

Đối tượng

Phòng tiêu chuẩn Phòng loại I Phòng 1 người Phòng 2 người Phòng 3 người Phòng 4 người Phòng 1 người Phòng 2 người Khách vãng lai 250.000 300.000 345.000 380.000 300.00 0 350.000 Khách đoàn DL nội địa 260.000 300.000 340.000 - - Khách nước ngoài 25$ 30$ 35$ - 30$ 35$ “Nguồn : Nhà khách dân tộc"

Nhà khách cung ứng đủ các loại phòng từ phòng 1 người – phòng 4 người. Phòng 4 người như vậy có thể phù hợp với hộ gia đình. Nhìn chung với mức giá như vậy cũng không quá đắt cho một đêm lưu trú của khách. Điều quan trọng là các trang thiết bị trong phòng được thiết kế và sắp xếp theo lối kiến trúc dân tộc, tạo cho khách có cảm giác được trở về với cội nguồn dân tộc.

Với công suất phòng nghỉ như vậy hàng năm doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm khoảng 45% tổng doanh thu của Nhà khách dân tộc, nó là “đầu tàu” kéo theo doanh thu của các loại hình dịch vụ khác. Dịch vụ lưu trú luôn đi kèm với dịch vụ giặt là, đối tượng Nhà khách phục vụ giặt là chỉ là khách lưu trú trong khách sạn, không cung ứng dịch vụ cho bên ngoài.

Đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ khách lưu trú chủ yếu là nhân viên tổ buồng, số lượng nhân viên làm việc tại tổ buồng vào khoảng 8 nhân viên, hầu hết là nữ và đa số là những người trẻ tuổi từ:28 – 40 tuổi. Số lượng nhân viên này làm việc 24/24 h, luôn giữ cho khu vực lưu trú và các khu vực trong khách sạn được sạch sẽ.

Trong thời gian tới, ngoài đối tượng khách hàng chính được giao đón tiếp hàng năm, Nhà khách cũng đã đề ra phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc và thu hút khách hàng, mở rộng thị trường hiện có của mình.

Trong những năm gần đây công suất phòng luôn đạt trên 70%, phù hợp với mục tiêu đưa ra. Có thể nói với mức công suất như vậy Nhà khách dân tộc đã đảm bảo được doanh thu và mức chi tiêu cho ngân sách nhà nước.

Hình 2.3. Biểu đồ công suất phòng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy từ năm 2001 đến năm 2007 công suất sử dụng phòng luôn ở mức chỉ tiêu đề ra, tăng đều qua các năm. Mặc dù chỉ có 42 phòng

nhưng Nhà khách dân tộc luôn đảm bảo công tác phục vụ chu đáo và làm hài lòng khách hàng.

 Dịch vụ ăn uống.

Có thể chia dịch vụ ăn uống làm hai mảng: dịch vụ ăn uống thuần túy và dịch vụ đám cưới, sinh nhật.

- Dịch vụ ăn uống thuần túy: Hiện nay đã chuyển sang cho Nhà hàng dân tộc đảm nhiệm, Nhà hàng dân tộc mới đi vào hoạt động đầu năm 2007. Lãnh đạo phê duyệt cho ông Nguyễn Văn Dũng phụ trách, số lượng nhân viên gồm 6 người, chủ yếu được chuyển từ bộ phận bàn và bộ phận bếp sang phục vụ.

Đối tượng khách chủ yếu của Nhà hàng dân tộc là khách lưu trú tại Nhà khách và cán bộ công nhân viên làm việc tại Nhà khách. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã thấy những tiến bộ khá rõ rệt.

- Dịch vụ tổ chức đám cưới, sinh nhật, liên hoan, tổng kết,... Đây là mảng kinh doanh hoạt động mạnh của Nhà khách. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống đem lại nguồn doanh thu lớn nhất. Trong đó dịch vụ tổ chức đám cưới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ăn uống tại Nhà khách. Trung bình chi phí thuê phòng tổ chức một đám cưới khoảng 700.000 – 800.000 VNĐ. Chi phí này đã bao gồm chi phí địa điểm, trang thiết bị âm thanh ánh sáng, làm sân khấu, loa đài, MC, thông thường MC do ông: Nguyễn Văn Đề - phụ trách bộ phận bàn kiêm nhiệm vụ làm MC cho tiệc cưới hoặc các buổi tiệc liên hoan, tổng kết.

Tiệc cưới trong Nhà khách khoảng 600.000 – 700.000/ mâm. Đối với một cơ sơ có địa điểm, lối kiến trúc tương đối đẹp thì giá này có thể chấp nhận được.

Cũng tương tự như hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ tiệc cưới trong khách sạn cũng thay đổi theo mùa vụ, thông thường vào những tháng cuối năm hoặc những thời gian mát mẻ thì cường độ phục vụ tương đối cao. Do đó các nhà quản lý cũng cần lưu ý đến vấn đề này nhằm có công tác tổ chức hiệu quả.

 Dịch vụ cho thuê phòng hội nghị, hội thảo. Nhà khách có tổng số 5

phòng tổ chức các dịch vụ hội nghị, hội thảo, đám cưới…như: 201, 202, 205,309,310 với số chỗ ngồi từ 30 – 120 chỗ. Khách chủ yếu có nhu cầu thường là các đoàn huấn luyện, hội nghị, tập huấn, và đám cưới. Giá bình quân trong ngày là 1.500.000 – 3.000.000 đ/ngày. Nếu khách có nhu cầu thuê nhiều hơn, một số ngày thì Nhà khách sẽ có chính sách giảm giá, mức giảm tuỳ theo số lượng người và số ngày thuê hội trường.

Mức giá trên bao gồm: công việc chuẩn bị cho Hội trường: kê bàn ghế, trang thiết bị âm thanh, bảng trắng, hoa tươi, trông xe, nước chè…Ngoài ra Nhà khách phục vụ giải khát giữa giờ với tiêu chuẩn 10.000đ/ suất.

Nếu khách hàng có nhu cầu Nhà khách sẽ phục vụ cơm trưa hoặc cơm tối. Phục vụ này do Bộ phận bàn hoặc Nhà hàng dân tộc đảm nhiệm. Tiêu chuẩn từ 35.000 đ/ suất trở lên.

Trong những năm vừa qua Nhà khách đã phục vụ số lượng lớn các đơn vị về tập huấn, tham dự các cuộc hội thảo. Doanh thu từ hoạt động cho thuê địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới hàng năm được tính trong 10% doanh thu dịch vụ tổng hợp trên tổng doanh thu của Nhà khách dân tộc. Nhà khách đánh giá, mặc dù hoạt động này chưa đóng vai trò tạo nguồn thu chính cho Nhà khách dân tộc song nó là một mảng hoạt động dịch vụ không thể thiếu trong việc cấu thành chuỗi các loại hình dịch vụ khép kín tại Nhà khách dân tộc. Đặc biệt là hoạt động cho thuê địa điểm tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo...

Theo báo cáo của Nhà khách dân tộc, hàng năm Nhà khách dân tộc là nơi đón tiếp và là địa điểm để tổ chức hàng chục các cuộc hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn của nhiều cơ quan tổ chức như: các cơ quan trung ương: Uỷ ban dân tộc, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em, Học viện hành chính quốc gia…và các tổ chức xã hội: Hội Văn học nghệ thuật, Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân tập thể cùng nhiều cơ quan tổ chức khác đóng trên địa bàn thành phố Hà nội.

 Dịch vụ cho thuê kiot, gian hàng.

Hiện nay Nhà khách có cho thuê nhiều địa điểm làm gian hàng, các kiot, quầy hàng. Điển hình là Nhà hàng Thiên Hỷ kinh doanh ăn uống, một số quầy bán hoa quả, quán photo, cửa hàng chăm sóc sức khỏe. Một số hoạt động kinh doanh này cũng đem lại một phần doanh thu cho hoạt động kinh doanh của Nhà khách. Được liệt kê vào doanh thu khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên thì không phải hoạt động kinh doanh nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Đối với hoạt động cho thuê địa điểm này tưởng chừng như gọn nhẹ nhưng cũng có nhiều bất cập. Đó là việc thanh toán chậm các khoản tiền thuê, ngoài ra còn vấn đề cảnh quan, ô nhiễm môi trường do một số cơ sở không có ý thức về vệ sinh môi trường. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Nhà khách.

 Trung tâm lữ hành.

Mới được thành lập đầu tháng 1 năm 2008. Với mục tiêu sau khi đi vào hoạt động thì nguồn khách tiềm năng chủ yếu của Trung tâm chính là lượng khách đến lưu trú và tiêu dùng dịch vụ tại Nhà khách.

Năm 2007 có hơn 27.000 lượt khách lưu trú tại Nhà khách dân tộc là nguồn khách hàng tiềm năng chủ yếu. Ngoài ra Trung tâm cũng có thể cung cấp

một số lượng lớn khách công vụ cũng như khách du lịch thuần tuý cho Nhà khách. Sự trao đổi này vừa đem lại hiệu quả làm việc cho hai bên, vừa đem lại nguồn doanh thu đáng kể cho Nhà khách.

 Dịch vụ khác: dịch vụ giặt là, dịch điện thoại, dịch vụ trông giữ xe.

Các dịch vụ này chỉ bổ sung và hoàn thiện cho các dịch vụ chính nhưng vẫn chưa đủ, đem loại một khoản doanh thu nhỏ cho Nhà khách.

2.1.4.2 Đối thủ cạnh tranh.

Hiện nay trên cùng địa bàn Hà nội mật độ khách sạn tương đối lớn, có đến 8 khách sạn 5 sao: Metropole, Nikko, Horison, Daewoo, và hàng loạt các khách sạn 3, 4 sao khác. …một số đơn vị kinh doanh có lĩnh vực hoạt động tương tự và có quy mô tương đương với Nhà khách dân tộc như: Khách sạn La Thành, khách sạn Liễu Giai, Nhà khách 37 Hùng Vương…ngoài ra còn có các nhà hàng thuộc khối tư nhân khác. Các khách sạn này đều có lợi thế đẹp, lối kiến trúc hiện đại, hình dạng bề thế, không gian và cảnh quan đẹp. Các đơn vị này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nhà khách.

Các đơn vị này được thành lập sớm hơn, có điều kiện về cơ sở vật chất tương đương với Nhà khách dân tộc, ít nhiều đều có được những kinh nghiệm về quản lý, thiết lập mối quan hệ thường xuyên với những khách hàng quen biết, do đó đã tạo ra những lợi thế cho riêng mình.

Bên cạnh đó các đơn vị này luôn tiến hành các hoạt động để tìm tòi những hướng đi mới, mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ có liên quan để không ngừng thu hút thêm nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ của đơn vị mình. Đây là những đối thủ cạnh tranh chính của Nhà khách trong quá trình phát triển, mở rộng kinh doanh trong thời gian tới với xu hướng Nhà nước sẽ ngày càng trao nhiều hơn quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự

nghiệp thuộc khối Nhà nước để các đơn vị này tham gia kinh doanh trên thị trường bình đẳng và cùng điều kiện như những doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.

Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bộ phận Bàn tại Nhà khách dân tộc là Nhà hàng Thiên Hỷ, Nhà hàng Thiên Hỷ nằm ngay dưới tầng một Nhà khách dân tộc. Là đối thủ trực tiếp về kinh doanh ăn uống của Nhà hàng dân tộc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 37 - 44)