Chính sách Maketin g.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long (Trang 56 - 64)

2. 3 Đánh giá HQKD lữ hành tại Cty du lịch Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

3.3.3. Chính sách Maketin g.

• Chính sách sản phẩm .

- Để tạo được các sản phẩn có sức cạnh tranh và thu hút được khách Công ty cần phải quan tâm đến đa dạng hoá sản phẩm với nhu cầu du lịch rất đa dạng và phong phú, để đáp ứng được nhu cầu này việc đa dạng hoá sản phẩm là rất cần thiết đối với công ty. Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở xây dựng các chương trình du lịch mới, cải tiến chương trình du lịch trên cơ

sở các chương trình đã có khai thác tối đa các dịch vụ bổ sung, phát triển các dịch vụ cao cấp. Những sản phẩm du lịch này hướng vào các thị trường mục tiêu của Công ty .

- Nâng cao chất lượng sản phẩn là rất quan trọng đối với công ty như: + Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức xây dựng các chương trình du lịch. + Nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo, tuyên truyền.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. + Nâng cao chất lượng phục vụ sau khi có sự rút kinh nghiệm thực tế và thực hiện chương trình du lịch.

+ Xử lý các thông tin sau mỗi chuyến đi, phân loại khách và đưa ra các đánh giá về đặc điểm tiêu dùng của từng loại, các dự báo về xu thế thị trường khách để có những thay đổi kịp thời cho các chương trình sau.

• Chính sách giá cả.

Giá cả cũng là một trong những nhân tố tác động đến quyết định mua của du khách. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ là điều kiện tố giúp cho chi nhánh tạo lập được thị trường khách hàng cho riêng mình. Để thu hút mở rộng thị trường khách và tăng lợi nhuận công ty cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo chu kỳ sống của sản phẩm.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, Công ty cần có biện pháp để làm giảm giá thành các chương trình du lịch.

- Duy trì mối quan hệ đối với nhà cung cấp sản phẩm du lịch, lựa chọn cơ sở cung cấp có mức giá hợp lý nhất.

- Linh hoạt trong việc thay đổi giá chương trình du lịch ở đầu vụ, trong vụ và cuối vụ.

+ Quan hệ tốt với các cơ sở cung ứng đầu vào để được hưởng mức giá ưu tiên.

+ Cần tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, các khâu trong chương trình để rút ngắn thời gian trong thực hiện và do đó giảm được chi phí.

+ Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ mà có thể hạ thấp tỷ lệ lợi nhuận giảm chi phí từ đó giảm giá của chương trình du lịch để thu hút thêm khách hàng.

- áp dụng chính sách miễn phí FOC ( Free Of Charge ) cho những đoàn khách lớn.

- Công ty cần phải thường xuyên tham khảo giá của các công ty du lịch khác để nghiên cứu giá của họ, tìm ra điểm mạnh điểm yếu là một cách tốt để định giá sản phẩm của Công ty. Thông thường các chưng trình của các công ty thường có nhiều chi phí giống nhau như : chi phí về xe, về khách sạn, về hướng dẫn viên, về vé thăm quan… Vì mối quan hệ giữa các công ty và các nhà cung cấp là khác nhau từ đó Công ty có thể định hướng được mức giá của chương trình là có khả năng cạnh tranh đối với đối thủ hay không.

• Chính sách phân phối

- Tạo lập mối quan hệ và thắt chặt với nhiều hãng lữ hành quốc tế, các hãng lữ hành mà Công ty đã và đang có quan hệ thông qua các hội chợ du lịch, các cuộc hội thảo, hội nghị về du lịch.

- Trong hiện tại và tương lai công ty vẫn phải đẩy mạnh chiến lược liên minh hợp tác trong phân phối đối với các hãng du lịch càng ngày càng tốt. - Trong việc phát triển sản phẩm mới, nên lựa chọn những nhà phân phối như là những khách hàng thử nhiệm.

- Để bán chương trình được một cách trực tiếp, chi nhánh phải có một đội ngũ nhân viên Marketing nắm rõ các ưu điểm của sản phẩm và có khả năng chào bán của sản phẩm cho khách hàng.

- Mặc dù bán chương trình thông qua kênh trực tiếp của Công ty , song cũng vẫn phải tiến hành trích tỷ lệ hoa hồng khuyến khích cho các nhân viên Marketing bán được sản phẩm.

- Công ty có thể tiến hành bán sản phẩm thông qua các khách sạn vì một đặc điểm dễ nhận thấy là các khách du lịch thường đặt niềm tin vào các nhân viên trong khách sạn khi họ chưa biết một chút nào về công ty du lịch. Do vây, cần phải quan tâm đến các đại lý bán là các khách sạn và có các hợp đồng thường xuyên hợp tác với các khách sạn vốn đã là bạn hàng từ lâu với chi nhánh như các khách sạn: Melia, Nikko hay Sofitel,… tại Hà Nội.

- Công ty cần có thể thông qua một kênh bán rất quan trọng là các công ty du lịch gửi khách từ nước ngoài để giới thiệu sản phẩm mới của Công ty . Cung cấp cho các công ty những thông tin mới nhất về sản phẩm quảng cáo giúp họ chao bán chương trình dễ dàng hơn cho khách hàng. Ngoài ra có thể hợp tác bán thông qua công ty Hương Giang Huế và các văn phòng đại diện của công ty tại Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh và các đại diện ở nước ngoài.

• Chính sách quảng cáo – khuyếch trương.

Để mở rộng mối quan hệ với các hãng du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, Công ty cần đẩy mạnh chính sách quảng cáo, khuyếch trương:

- Tăng cường hình thức quảng cáo truyển thống như: tờ rơi, tập gấp, tập sách nhỏ và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên gửi chào bán các chương trình du lịch đến các đối tác, bạn hàng công ty.

- Thường xuyên phân phát các ấn phẩm cho khách du lịch đặt mua chương trình du lịch hay đến giao dịch với Công ty .

- Công ty có thể giới thiệu cho khách hàng lịch trình, mức giá và địa điểm một cách khá chi tiết và đầy đủ.

- Công ty nên thường xuyên thực hiện khuyến mại, đặc biệt khi có chương trình du lịch mới hoặc trước mùa du lịch như : giá ưu đãi cho khách mua Tour trong một thời gian nhấy định, có quả tặng và giải thưởng theo các nhân dịp…

- Công ty tiến hành quảng cáo gây tiếng vang tạo ra các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ đưa những hình ảnh của sản phẩm lên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút sự chú ý của khách du lịch.

- Công ty cần tham gia các hội trợ về du lịch nhằm giới thiệu được cho các khách du lịch hệ thống chương trình của cũng như các sản phẩm mới của Công ty.

- Liên tục giới thiệu cho các khách hàng biết thêm những thông tin, những thay đổi trong các sản phẩm của Công ty . Trong trường hợp này, Công ty cần phải thông tin rất nhanh cho các đại lý bán về chương trình mới của Công ty giúp họ cập nhật thêm các thông tin về chương trình du lịch của Công ty .

- Thường xuyên đưa thông tin mới của các chương trình thăm quan lên trên các Website của Công ty và của công ty làm cho mọi người biết thêm về sản phẩm và tăng cường các cuộc tiếp xúc với khách hàng

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đã và đang có những khởi sắc mới. Các công ty du lịch, đặc biệt các hãng lữ hành quốc tế và nội địa đang tăng lên một cách chóng mặt và đã đóng góp rất lớn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Công ty du lịch Bắc Thăng Long đã góp phần không nhỏ để thu khách du lịch đến Việt Nam và khẳng định được vị thế trên thị trường, được khách hàng ngày càng tín nghiệm. Tuy chỉ mới thành lập hơn 5 năm, nhưng Công ty Bắc Thăng Long cũng đã có những thành tựu đáng kể cùng góp phần vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế của đất nước Việt Nam.

Thông qua đề tài “ Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành

tại Công ty Bắc Thăng Long ” em đã trình bày một số vấn đề lý luận về hiệu quả

hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch, thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Bắc Thăng Long.

Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trong, là điều mà mọi nhà kinh doanh đều phải quan tâm nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Qua đây em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn,các anh chị trong Công ty và giáo viên hướng dẫn TH.S Lê Trung Kiên, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo động lực cho em hoàn thành đề tài này.

1. PGS.TS. Trần Minh Đạo( 2002), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục

2. Khoa du lịch và khách sạn đại học Kinh tế quốc dân( 2007), Bài giảng Marketing du lịch

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa( 2004), Giáo trình kinh tế du lịch. NXB Lao động xã hội

4. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương ( 2006), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

5. Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cố phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

6. PGS.TS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh( 1996), Giáo trình : Tâm lý nghệ thuận giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch - NXB thống kê- Hà Nội.

7. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Báo cáo tổng kết năm 2007 . 8. www,saga.vn

Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Bảng 2.2 Cơ cấu khách theo bộ phận kinh doanh

Bảng 2.3 Tỷ trọng cơ cấu khách theo bộ phận kinh doanh Bảng 2.4. Doanh thu và số lượt khách theo bộ phận kinh doanh Bảng 2.5 . Doanh thu hoạt động kinh doanh lữ hành (2003-2007) Bảng 2.6 Tốc độ tăng doanh thu

Bảng 2.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành 2006-2007 Bảng 2.8 . Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành

Hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường ...16 1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh...22

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w