Ví dụ:
1. Tính giá thành sản phẩm quần áo thu đông len cho Nhật Bản - SPDD đầu tháng là: 200 bộ
- SP sản xuất trong tháng là: 4.200 bộ
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là: 4.300 bộ - Sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 100 bộ
2. Tính giá thành sản phẩm áo sơ mi công ty Index - SPDD đầu tháng là: 550 áo
- SP sản xuất trong tháng là: 10.000 áo
- Sản phẩm hoàn thành nhập kho là: 10.200 áo - Sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 350 áo
3. Tính giá thành sản phẩm gia công áo jackét hãng S4 Fashion. Theo kế hoạch sản xuất tháng 1/2007, phân xưởng may tiến hành gia công 2500 áo jacket. Cuối tháng 1/2007, kiểm kê còn 120 áo còn dở dang trên các khâu của quy trình công nghệ, hoàn thành nhập kho: 2.380 áo, không có SPDD đầu tháng.
* Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất tại xí nghiệp và sản phẩm của ngành may mặc, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, kỳ tính giá thành là hàng tháng. Việc xác định đối tượng tính giá thành là đúng đắn, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Phương pháp tính giá thành:
Phương pháp tính giá thành được áp dụng ở xí nghiệp là phương pháp tính giá thành giản đơn. Phương pháp này phù hợp với điều kiện thực tế ở xí nghiệp là công việc sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp và tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho. Xí nghiệp tiến hành phân bổ theo tiêu thức dựa trên tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất trực tiếp. Cách thức phân bổ như sau:
1. Phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm nào sẽ được phân bổ trực tiếp cho sản phẩm ấy.
- Chi phí NVL của quần áo len cho Nhật Bản: 948.784.230 - Chi phí NVL của áo sơ mi công ty Index: 377.532.300 2. Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm =
= x
Ví dụ: Theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Tổng chi phí nhân công trực tiếp toàn công ty là: 719.083.221 đồng
- Tổng chi phí tiền lương sản phẩm của công nhân SX là: 580.758.872 đồng
Trong đó:
Tiền lương CNTTSX ra quần áo len: 222.974.890 đồng Tiền lương CNTTSX ra áo sơ mi là: 178.866.235 đồng Tiền lương CNTTSX ra áo jackét là: 178.917.747 đồng
Hệ số phân bổ = = 1,23817
Vậy, chi phí nhân công trực tiếp của quần áo len là: 222.974.890 x 1,23817 = 276.082.489
Chi phí nhân công trực tiếp của áo sơ mi công ty Index là: 178.866.235 x 1,23817 = 221.468.476
Chi phí nhân công trực tiếp của áo jackét hãng S4 Fashion là: 178.917.747 x 1,23817 = 222.532.256
3. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm Với cách phân bổ tương tự như trên ta có:
= = 0,49066
Chi phí sản xuất chung cho quần áo len là: 222.974.890 x 0,49066 = 109.405.041 Chi phí sản xuất chung của áo sơ mi là:
Chi phí sản xuất chung của áo jackét hãng S4 Fashion là: 178.917.747 x 0,49066 = 87.787.963
Kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm của các phân xưởng, lập các bút toán kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành công xưởng toàn bộ các sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng 1/2007. Sau đó tính giá thành cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
---
Sau hơn hai tháng thực tập tại xí nghiệp May Hải Phòng, em đã có những hiểu biết nhất định về công tác quản lý sản xuất, đặc biệt là công tác kế toán tại xí nghiệp, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp may Hải Phòng nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được thể hiện rõ trong chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ