Vai trò của vùng Đất ngập nớc Vân Long-Gia Viễn Ninh Bình

Một phần của tài liệu Xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước Vân Long-Gia Viễn-Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên (Trang 30 - 34)

Bình trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái.

1. Mục tiêu và nhiệm vụ.

a) Mục tiêu.

Bảo vệ toàn vẹn những giá trị đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm, xây dựng và phát triển các dự án và đề tài trong Khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm một cách hài hoà, nhằm mang lại lợi ích cao cho công tác bảo tồn và ngời dân sống trong Khu bảo tồn.

b) Nhiệm vụ.

Bảo vệ đợc hệ sinh thái Đất ngập nớc nội đồng điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng các hệ sinh thái và hệ thực vật vùng núi đá vôi trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ 12 loài chim thú, 9 loài bò sát ếch, Nhái và nhiều loài động vật quý hiếm khác, đặc biệt là bảo vệ đợc quần thể loài vooc quần đùi, quần thể lớn nhất của loài linh trởng này ở Việt Nam.

Bảo vệ 8 loài thực vật quý hiếm đại diện cho núi đá vôi phía Bắc Việt Nam.

Bảo vệ đợc tất cả các cảnh quan với hơn 32 hang động và 10 di tích lịch sử văn hoá hiện có trong Khu bảo tồn làm cơ sở để phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.

Nâng cao đời sống và nhận thức về công tác bảo vệ thiên nhiên của nhân dân quanh vùng, giúp đỡ và hớng dẫn ngời dân tham gia vào công tác bảo vệ Khu bảo tồn.

2. Phân khu chức năng.

Mỗi phân khu có chức năng và phơng thức quản lý khác nhau. Lấy mục tiêu vừa bảo vệ tài nguyên vừa duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định của dân c vùng đệm. Vùng đệm bao gồm diện tích của 7 xã bao quanh Khu bảo tồn với tổng diện tích 5627 ha.

2.1. Phân khu bảo vệ nghiên ngặt.

- Phía Đông từ tiếp giáp 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Nam xuống tới núi Cửa Luồn trên đờng đi Chi Nê (Hoà Bình) đến trạm bơm xã Gia hoà.

- Phía Tây từ điểm tiếp giáp ( chân núi Cận) đến đê mai phơng- xích thổ chạy dọc ven núi cận tới đờng đất và động Hoa L, theo đờng đê Đầm Cút chạy tới làng Yên Nội.

- Phía Bắc là dang giới 2 tỉnh Ninh Bình và Hoà Bình.

- Phía Nam là đê Đầm Cút từ xã Gia hng tới trạm bơm xã Gia hoà. Diện tích: 1866 ha.

Chức năng: Bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái và các loài động thực vật sống trong đó. Đặc biệt chú ý đến hệ sinh thái núi đá vôi và Đất ngập nớc, nơi sống của loài vooc quần đùi. Cấm các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn hoặc những hoạt động khác gây nhiễu loạn, ảnh hởng đến sự tồn tại và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực.

Phơng thức quản lý: Cấm mọi hoạt động có ảnh hởng đến môi trờng và sự cân bằng của các quần lạc sinh vật.

2.2. Phân khu phục hồi sinh thái.

- Phía Bắc và phía Đông: Từ chân núi Chi Động cắt dọc xuống phía Nam gặp chân núi Đồng Quyển chạy dọc chân núi Chi Động chiếu đờng đất làng Vân nội.

- Phía Tây: Chân núi Chi Động đến cầu nhỏ trên đê Gia hoà. - Phía Nam : Từ trạm bơm Gia hoà đến xã Gia thanh.

Chức năng: Phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của Khu bảo tồn, ph- ơng thức trồng mới các cây bản địa, nhằm mở rộng môi trờng sống của các loài động vật hoang dã. Tiến hành khoanh nuôi ở những chỗ rừng có khả năng tái sinh tự nhiên.

Phơng thức quản lý: Trồng rừng hoặc khoanh nuôi rừng đã có, cấm chăn thả Dê, Trâu và Bò.

2.3. Phân khu dịch vụ, hành chính, sản xuất, vui chơi giải trí.

Phạm vi: Khu vực trạm bơm xã Gia vân. Diện tích: 2 ha.

Chức năng: Nhằm thu hút thêm lực lợng lao động trong các khâu dịch vụ, hớng dẫn du lịch, tăng thu nhập cho ngân sách địa phơng và nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trờng cũng nh giới thiệu cảnh quan tài nguyên của Khu bảo tồn.

Phơng thức quản lý: Tạo cơ sở vật chất, dịch vụ, để sớm phát triển du lịch sinh thái, có thể tổ chức những tuyến du lịch sinh thái kết hợp với quan sát Vooc quần đùi và chim nớc chú đông nh Sâm cầm.

2.4. Vùng đệm.

Diện tích: 5627 ha, Bao gồm 7 xã.

Cần tiến hành các hoạt động nông - lâm nghiệp nhằm hạn chế việc vào rừng khai thác tài nguyên.

Bảng 10. Diện tích các xã vùng đệm Khu bảo tồn Vân Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên xã Tổng diện tích (ha) Gia Hng Liên sơn Gia Hoà Gia Vân Gia Lập Gia Tân Gia Thanh Diện tích tự nhiên 8727 1611 671 2783 1087 898 794 883 Diện tích vùng đệm 5627 658 627 1258 774 800 775 735

Nguồn: Viện Điều Tra Qui Hoạch Rừng.

3. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Khu Đất ngập nớc Vân Long nằm trên quốc lộ nội tỉnh, với sự đa dạng về các loài động thực vật và có nhiều danh lam thắng cảnh. Vì vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch quản lý để phát triển du lịch sinh thái trong khu vực, có thể kết hợp với một số khu du lịch khác nh Cúc Phơng, Hoa L, Bích Động, Kim Sơn...

Mặt khác để phát triển du lịch sinh thái hơn nữa, cần phải tiến hành điều tra các di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội trong vùng. Việc điều tra các di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội ở Vân Long và các vùng lân cận, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các cuộc du lịch đảm bảo tính chất du lịch sinh thái, nhân văn và tôn giáo. Điều này chắc chắn sẽ thu hút đợc khách du lịch và các dịch vụ sẽ tăng lên. Mức sống của nhân dân địa phơng cũng đợc tăng lên, áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ đợc giảm xuống. Phân bổ hợp lý các tuyến du lịch và các điểm sẽ góp phần vào quản lý du lịch và bảo tồn môi trờng thiên nhiên.

chơng iii

Bớc đầu xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nớc vân long- gia viễn- ninh bình bằng phơng pháp chi phí du lịch

kết hợp với điều tra ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Xác định giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước Vân Long-Gia Viễn-Ninh Bình bằng phương pháp chi phí du lịch kết hợp với điều tra ngẫu nhiên (Trang 30 - 34)