Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 30 - 32)

II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.6Hạch toán chi phí sản xuất chung

2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.6Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Khi hạch toán, chi phí sản xuất chung được chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị…) và biến phí (gồm những chi phí còn lại, thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành)

Kết cấu tài khoản như sau:

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bản trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154

Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản - TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

- TK 6272 – Chi phí nguyên vật liệu - TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất

- TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định - TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Ngoài ra, tùy yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành, tài khoản 627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.

Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp.

Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm hoàn thành theo công thức sau:

Mức biến phí SXC phân bổ cho từng đối

tượng

Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

= x

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường (mức công suất bình thường là mức sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức:

Mức định phí SXC phân bổ cho từng đối

tượng

Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

= x

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường, trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn gọi là định phí sản xuất chung không phân bổ). Công thức phân bổ:

Mức định phí SXC phân bổ cho sp thực tế

Tổng tiêu thức phân bổ của mức sp sản xuất

thực tế Tổng định phí

SXC cần phân bổ

= x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tiêu thức phân bổ của sp theo công suất bình thường

Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch sản phẩm thực tế với công suất bình thường tính như sau:

Mức định phí SXC (không phân

bổ) tính cho lượng sp chênh lệch = SXC cần phân bổTổng định phí - Mức định phí SXC phân bổ cho mức sp thực tế Trên cơ sở phân bổ, biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng, kế toán ghi:

Nợ TK 154 (chi tiết theo từng đối tượng): phần tính vào giá thành sản phẩm Nợ TK 632: phần tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 627(chi tiết từng loại và theo phân xưởng)

TK 334, 338 TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 152… Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm

chi phí sản xuất chung

TK 152, 153, 142, 242 TK 154

Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ(kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các

đối tượng tính giá TK 111, 112, 142,

242, 335… TK 632

Chi phí đi vay phải trả (nếu được

vốn hóa) Kết chuyển CPSXC cố định

(không phân bổ) vào giá vốn TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331, 111, 112…

Các chi phí sản xuất khác mua

ngoài phải trả hay đã trả, chi TK 133 phí bằng tiền khác

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (nếu có)

Sơ đồ 07: Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội (Trang 30 - 32)