Sự bùng nổ của CNTT và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của CNTT và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nền kinh tế vừa và nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước đều phải sử dụng hình thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là TMĐT.
Thương mại điện tử là một lĩnh vực rộng, cần sự kế thừa các kiến thức kinh tế, thương mại truyền thống và sự sáng tạo trong áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới và thành tựu của CNTT và truyền thông. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức chung về kinh tế, quản trị kinh doanh cho người học, thương mại điện tử bao gồm thêm các kiến thức chuyên ngành như: chiến
lược TMĐT, các mô hình kinh doanh TMĐT, marketing điện tử, tài chính, ngân hàng điện tử, luật về TMĐT, giao dịch điện tử, chính phủ điện tử... cùng
những kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ trực tiếp cho TMĐT như lập trình xây dựng các ứng dụng và website TMĐT, quản trị mạng trong TMĐT, quản trị hệ thống thông tin trong TMĐT, quản trị dự án TMĐT.
Thương mại điện tử là một công cụ giúp cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, muốn ứng dụng có hiệu quả TMĐT thì nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt. Do đó, tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách của công ty TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của CNTT và truyền thông vào các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
Với đặc thù của phương thức kinh doanh TMĐT, việc tuyển dụng nguồn nhân lực có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về TMĐT, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về CNTT, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của DN trong thời điểm hiện tại.
Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của phương thức kinh doanh TMĐT, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao nhận thức và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên trong toàn bộ DN với nhiều hình thức. Như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho TMĐT tại DN, từ đó mới đáp ứng được phần nào chiến lược phát triển TMĐT ở mức chuyên sâu trong hoạt động kinh doanh của DN.
Việc đẩy mạnh hoạt động phổ biến tuyên truyền kiến thức về TMĐT cho từng cán bộ công nhân viên của DN cũng có tác động to lớn đến việc có phát triển thành công phương thức kinh doanh TMĐT ở DN hay không. Tuy nhiên, hoạt động này mang tính bề rộng và phong trào, cần phải có các hoạt động nhằm phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực cho TMĐT một cách đồng bộ, cân đối, mang tính bề sâu và diễn ra liên tục. Dựa trên nguồn nhân lực có tri thức về nhiều khía cạnh liên quan tới kinh tế, thương mại, CNTT và truyền thông, pháp lý, sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, an ninh…mới có thể đưa TMĐT thật sự đi vào hoạt động.
Kết luận chuyên đề
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, chuyên đề đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
• Thông qua việc đưa ra các khái niệm về TMĐT, chuyên đề đã xác định đặc điểm, lợi ích của việc ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT tại doanh nghiệp TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam hiện nay.
Chuyên đề khẳng định rõ việc lựa chọn và ứng dụng hiệu quả TMĐT sẽ góp phần quan trọng trong việc: cắt giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
• Chuyên đề đã nêu được bức tranh về thực trạng phát triển TMĐT tại doanh nghiệp TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam trong thời gian gần đây.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam, doanh nghiệp đã linh hoạt lựa chọn, ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT với mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận cho DN và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Xét trên tổng thể, thông qua việc áp dụng TMĐT, doanh nghiệp đã dần tiếp cận với nhiều khách hàng của các nước trên thế giới.
• Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá những kết quả mà DN đạt được thông qua việc ứng dụng giải pháp TMĐT, các yếu tố tác động đến việc lựa chọn, ứng dụng và phát triển TMĐT. Đặc biệt là ảnh hưởng của chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước đến kết quả ứng dụng TMĐT
tại DN, của yếu tố hạ tầng kỹ thuật, kinh - tế xã hội, nguồn nhân lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của TMĐT.
• Xác định rõ những điểm yếu, những tồn tại bức xúc cần quan tâm giải quyết trong việc ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT tại DN hiện nay. Những bức xúc nổi cộm đó là: Thực trang website của DN và nguồn nhân lực cần thiết cho DN áp dụng kinh doanh TMĐT còn nhiều bất cập.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập, cơ hội tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường của DN là rất lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhận thức, trình độ nguồn nhân lực, đặc điểm kinh doanh, hạ tầng công nghệ của DN. Do vậy, để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thông qua việc ứng dụng và phát triển TMĐT đòi hỏi có sự nỗ lực rất lớn từ bản thân DN trên cơ sở sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương.
Danh mục tài liệu tham khảo
•GT Kinh tế thương mại _GS.TS Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân, NXB Thông Kê - Năm 2003.
•GT Thương mại điện tử_TS. Trần Văn Hoè, NXB Thống Kê - Năm 2006.
•Tìm hiểu về thương mại điện tử; NXB Chính trị quốc gia - Năm 2005.
•Doanh nghiệp Việt Nam - APEC - WTO hội nhập và phát triển_Bộ Thương mại ; Năm 2005
•Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006_Bộ Thương mại
•Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010_Bộ Thương mại.
•http://www.mot.gov.vn
•http://www.vcci.com.vn
•http://www.mof.gov.vn
•http://www.hca.org.vn
•Một số ý kiến về phát triển đào tạo thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010_PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long (Hội thảo “Đào tạo thương mại điện tử trong các trường đại học, cao đẳng”, Hà Nội, 29/8/2006)
•http://www.ecvn.com
•http://www.hanoisoftware.com
•http://www.itgatevn.com.vn
Nhận xét của cán bộ tại cơ sở thực tập
Ngày……tháng……năm 200… TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)