0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Các chiến lược du lịch sinh thái quốc gia

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM (Trang 44 -52 )

Để có ngành du lịch sinh thái phát triển bền vững cần phải có một chiến lược du lịch sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia của đầy đủ các thành phần liên quan. Chiến lược này nên nằm trong khuôn khổ Chiến lược phát triển du lịch Việt nam . Mục đích của chiến lược bao gồm: xác định các vấn đề chủ chốt ảnh hưởng đến việc quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch sinh thái của đất nước ; phát triển một mô hình quốc gia để hướng để hướng các nhà điều hành du lịch sinh thái, các nhà quản lý các khu thiên nhiên, các nhà quy hoạch và tất cả các cấp chính quyền vào mục tiêu phát triển bền vững du lịch sinh thái, tạo chính sách và các chương trính hỗ trợ cho các bên liên

quan trong hoạt động du lịch sinh thái để đạt được mục đích chung. Bên cạnh đó còn phải quan tâm đến việc hỗ trợ công đồng, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số rất cần sự giúp đỡ. Điều quan trong nhất là chiến lược phát triển du lịch sinh thái phải nhấn mạnh và tạo điều kiện cho sự kết hợp cộng tác giữa các ngành, các cấp khác nhau, phải nêu rõ sự cộng tác này có ý nghĩa sống còn đối với ngành du lịch sinh thái quốc gia.

Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch sinh thái quốc gia. Các điểm quan trọng, chủ yếu của chiến lược này bao gồm:

- Khái niệm về du lịch sinh thái theo các tiêu chí và hoàn cảnh cụ thể của Việt nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển . Các vấn đề, đối tượng và hoạt động (như điều tra, nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, pháp luật và chính sách, tiếp thị quảng cáo, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, giám sát các tác động môi trường).

Thực hiện: cần chỉ rõ các giải pháp, cơ quan chủ trì và phối hợp, nguồn vốn, thời gian.

Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam, một số dự án nghiên cứu, đào tạo, quy hoạch du lịch sinh thái đã được triển khai như sau:

* Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm ở Việt nam. Do Phân hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam cùng các nhà tư vấn du lịch của New Zealand tiến hành (1995) * Điều tra vẽ bản đồ du lịch sinh thái và tổ chức lớp tập huấn về du lịch sinh thái cho một số Vườn quốc gia. Do các chuyên gia của Hội các Vườn quốc gia Nhật bản. Phân hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam chủ trì.

* Dự án phát triển Vườn quốc gia Bạch mã Việt nam 00.12.01- WWF/EC đã soạn thảo “Kế hoạch quản lý khu du lịch sinh thái VQG Bạch mã ” quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên tiến hành trong 2 năm 1995 – 1996.

* Các khoá tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ và nhân viên Vườn quốc gia Tam đảo, Cúc phương, Bạch mã. Do các chuyên gia của Hội các VQG Nhật bản , Phân hội VQG và khu BTTN Việt nam chủ trì (1996).

* Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững. Do IUCN và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997).

* Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt nam. Do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1998 – 1999).

*Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cúc phương do tổ chức FFI thực hiện từ 1997 dến 2000.

Nếu các dự án trên được thực thi một cách có hiệu quả thì chắc chắn các vấn đề khó khăn trong các chiến lược phát triển phát triển du lịch sinh thái phần nào sẽ được giải quyết và đưa du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng của những nhuyên tắc đẵ nêu trên.

PHẦN KẾT LUẬN

Trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong phát triển du lịch sinh thái và môi trường có mối quan hệ hỗ tương hết sức mật thiết. Đầu tư du lịch chính là kích thích phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại tệ đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng du lịch kết hợp được với môi trường sinh thái thì đem lại rất nhiều nguồn lợi. Đơn cử như vấn đề bảo vệ môi trường rừng thiên nhiên, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật rừng, giúp việc nghiên cứu khoa học; Bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghĩ ngơi, …Vì rừng đặc dụng có một vai trò quan trọng như vậy, do đó vấn đề bảo vệ tốt môi trường tại các khu rừng đặc dụng sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, nguồn gen thực vật, động vật rừng và phục vụ nghiên cứu khoa học.

Vai trò của du lịch sinh thái được xét đến như một mắt xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái. Hệ sinh thái đã đề cập đến như một chu trình khép kín, hài hòa chịu sự tác động giữa các môi trường sinh cảnh khác nhau, duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng sinh học và ổn định quần thể của các loài sinh vật và các hệ sinh thái. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) đảm bảo môi trường. Điều kiện của môi trường có thay đổi theo thời gian và không gian, do vậy các hoạt động du lịch sinh thái phát triển phải phù hợp theo điều kiện môi trường môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

Thông qua quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban hành có đưa ra rất nhiều quy định cụ thể mà các văn bản pháp luật trước đây chưa đề cập. Việc ban hành văn bản pháp luật này có ý nghĩa rất to lớn, vừa góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa tạo ra một không khí thoải mái đối với du khách, đồng thời hạn chế được những tác nhân gây hại cho môi trường thiên nhiên.

Thiết nghĩ, nước ta cần tập trung đầu tư đúng nghĩa, phát triển điểm du lịch sinh thái ở các khu vực vùng ven ngoại vi và trong quy hoạch phát triển đô thị cũng nên có một tỷ lệ nhất định dành cho phát triển khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng song song tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa như hiện nay của cả nước, đẩy mạnh hơn nữa những chính sách thiết thực nhất để vực dậy ngành công nghiệp không khói này.

Để có tri thức về du lịch thực hiện các yêu cầu trong kinh doanh cũng như trong tuyên truyền thực tế cần có sự bổ xung liên tục kiến thức về du lịch sinh thái do vậy sinh viên du lịch chúng em luôn mong muốn có được sự giúp đỡ của các thầy cô trong việc cung cấp các kiến thức thực tế (các chuyến đi giã ngoại), các nghiệp vụ về kinh doanh và tuyên truyền du lịch sinh thái, và đặc biệt là có một môn học, giáo trình về du lịch sinh thái.

Bài viết của em xin được kết thúc ở đây. Tuy đã được đầu tư nhiều về thời gian và công sức nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết cả về nội dung lẫn hình thức. Vậy nên em mong có được những ý kiến nhận xét và đóng góp của cô để bài viết của em thành công hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động - Xã Hội Hà Nội, 2004.

2. Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao Động Hà Nội, 2003 3. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên

nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

4. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà nội, 2002.

5. Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 4,5,9,10,11,12/2004 6. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 6/2004

7. http://www.vietnamtourism.com

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 3

1.1. Khái quát du lịch sinh thái. ... 3

1.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ... 6

1.3. Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam ... 10

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM .... 12

2.1 Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam ... 12

2.2 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam ... 14

2.3 Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam. ... 20

2.3.1 Tiềm năng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. ... 20

2.3.2 Thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam. ... 24

2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng. ... 26

2.4 Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái biển - đảo của Việt Nam. .. 28

2.4.1 Tiềm năng du lịch sinh thái biển - đảo. ... 28

2.4.2 Thực trạng du lịch sinh thái biển - đảo ở Việt Nam. ... 33

2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng ... 36

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM ... 37

3.1. Phát triển du lịch sinh thái cả về lượng và chất trên cơ sở phát triển bền vững. ... 37

3.2 Các chiến lược du lịch sinh thái quốc gia ... 44

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM (Trang 44 -52 )

×