Các hình thức cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu cho vay tieu dungx (Trang 47 - 50)

Bảng 3: Dư nợ CVTD theo sản phẩm

Đơn vị: Tỷ đồng Hình thức cho vay 2005 2006 2007

Mua ô tô 20,9 21,4 22,1

Mua nhà 11,5 15,2 18,6

Cho vay cán bộ công nhân viên 15,4 12,6 10,8

Cho vay du học 3,1 2,5 1,9

Tổng dư nợ CVTD 50,9 51,7 53,4

Biểu 3: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm

20.9 11.5 15.4 3.1 21.4 15.2 12.6 2.5 22.1

18.6 10.8 1.9 0 5 10 15 20 25 Mua ô tô Mua nhà Cho vay CBCNV Cho vay du học 2005 2006 2007

Trong tất cả các hình thức CVTD của MSB thì loại hình cho vay mua nhà và mua ô tô có xu hướng cao nhất, nhu cầu qua các năm cũng tăng dần. Dư nợ của cả hai loại hình này trên tổng dư nợ CVTD luôn chiếm một tỷ trọng khá cao so với các loại hình cho vay khác. Hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô của người dân là rất nhiều, nhất là khi Chính phủ có quyết định cho nhập xe cũ vào Việt Nam nên doanh số cho vay mua ô tô của MSB Quảng Ninh tăng dần là điều không ngạc nhiên lắm. Dư nợ mua nhà hoặc khu chung cư cũng tăng nhưng không tăng mạnh như cho vay mua ô tô. Hiện nay nhu cầu về nhà ở cũng tăng nhanh do xu hướng tách ra ở riêng khi lập gia đình của giới trẻ và xu thế chuyển từ nông thôn ra thành thị của người dân.

Cho vay cán bộ công nhân viên lại giảm đi qua các năm vì các khoản vay này đem lại thu nhập cho ngân hàng không đáng kể, đồng thời theo quy định của

MSB thì cán bộ công nhân viên của mỗi đơn vị phải tập trung được tối thiểu là 10 người thì mới có thể xin vay được. Thêm vào đó, mỗi người chỉ được vay ở mức tối đa là 15 triệu đồng. Do đó, đây cũng là điều vướng mắc và gây không ít khó khăn cho loại hình cho vay này.

Ngoài ra, MSB còn có loại hình cho vay có thể nói là nhỏ bé và không đáng kể đối với ngân hàng như cho vay du học vì thường thì các gia đình có kinh tế khá giả mới có ý định cho con đi du học nên họ có đủ điều kiện về kinh tế để lo cho con mà không cần đến sự trợ giúp của ngân hàng. Những gia đình không đủ tiềm lực kinh tế thì lại thường chọn hướng đầu tư cho con cái học đại học ở trong nước. Chính vì thế mà loại hình cho vay du học chưa thực sự phát triển.

a. Cho vay mua ô tô: Theo quy định số 411/QĐ-TGĐ6-11/12/2006 về sản phẩm cho vay mua ô tô thì:

- Mức cho vay: ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ và giá trị đảm bảo tiền vay của khách hàng để quyết định mức cho vay nhưng mức cho vay không được vượt quá 60% giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu như tài sản đảm bảo chính là xe khách hàng mua thì:

+ Đối với xe mới 100%: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị xe nhưng không vượt quá 500 triệu đồng. Trường hợp khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm khác thì có thể cho vay tối đa đến 90% giá trị xe nhưng không vượt quá 600 triệu đồng.

+ Đối với xe đã qua sử dụng: mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị xe nhưng không vượt quá 300 triệu đồng.

- Thời hạn cho vay: phụ thuộc vào nguồn trả nợ của khách hàng và chất lượng xe ô tô nhưng không vượt quá 48 tháng.

- Tài sản đảm bảo:

+ Bất động sản: đất đai, nhà cửa…

+ Tài sản hình thành từ vốn vay: ô tô

b.Cho vay mua bất động sản

- Mục đích: nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà, thanh toán tiền mua bất động sản.

- Thời hạn cho vay:

+ Nếu là sửa chữa tối đa thì thời hạn cho vay nhiều nhất là 36 tháng + Nếu là xây dựng nhà, chuyển nhượng bất động sản thì tối đa là 15 năm

- Tài sản đảm bảo:

+ Bất động sản: nhà xưởng, đất đai… + Tài sản hình thành từ vốn vay + Bảo lãnh của bên thứ ba

c.Cho vay du học

- Mục đích: tài trợ cho những người có nhu cầu đi học nước ngoài hoặc học trong nước.

- Thời hạn cho vay: thời gian của khoá học và cộng thêm ba năm nhưng thời hạn cho vay tối đa là mười năm.

- Phương thức cho vay: cho vay luân chuyển, giải ngân nhiều lần và thu nợ nhiều lần.

- Tài sản đảm bảo:

+ Bất động sản: nhà xưởng, đất đai… + tài sản hình thành từ vốn vay

+ Bảo lãnh của bên thứ ba

Một phần của tài liệu cho vay tieu dungx (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w