Kiến nghị 1: Tại phòng tín dụng của MSB Quảng Ninh nơi trực tiếp quản lý các khoản cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình đang trong tình trạng thiếu hụt và biến động lớn về nhân sự. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, ban quản trị MSB cần có sự phân bổ nhân sự hợp lý, giảm áp lực công việc cho nhân viên thì từ đó họ làm việc hiệu quả và năng suất sẽ được cải thiện nhiều. Đồng thời nên hỗ trợ cho chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, không chỉ mở lớp huấn luyện nghiệp vụ cho các nhân viên mới mà nên có các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ cho tất cả các nhân viên tín dụng để họ hiểu biết sâu hơn và có được các ứng xử cần thiết trong mọi tình huống xảy ra trong công việc.
Kiến nghị 2: Ngân hàng cần mở rộng nguồn tài sản đảm bảo, cho phép thực hiện các khoản vay của tư nhân bằng hình thức tín chấp; đặc biệt khi họ là khách hàng truyền thống của ngân hàng. Hỗ trợ nguồn vốn dành cho danh mục bán lẻ để từ đó có thể cho vay với lãi suất thấp hơn, tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường tín dụng.
Kiến nghị 3: Ngân hàng cần thiết lập chiến lược khách hàng một cách cụ thể, chỉ đạo chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng. Cần khai thác các thông tin đối với khách hàng một cách nhanh chóng để đưa ra các quyết định chính xác và đúng đắn, tránh những thiệt hại có thể xảy ra do thiếu thông tin về khách hàng hoặc thông tin không chính xác.
- Đối với các hợp đồng cho vay theo hạn mức có thời hạn từ 12 tháng trở lên, để thường xuyên nắm bắt được những diễn biến về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng, định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng một lần ngân hàng nên xem xét, yêu cầu cán bộ tín dụng tổ chức đánh gía lại tổng thể hoạt động kinh
doanh, tránh tình trạng trên 12 tháng sau MSB Quảng Ninh mới thẩm định lại tình hình tài chính của khách hàng.
- Yêu cầu cán bộ tín dụng quản lý chặt mục đích sử dụng vốn vay như khách hàng đã cam kết, tránh tình trạng cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo.
Kiến nghị 4: Cần có sự phối hợp hiệu quả và đồng bộ hơn nữa giữa các
phòng ban trong nội bộ ngân hàng vì qua thực tiễn hoạt động cho thấy nhân viên trong các phòng ban của MSB Quảng Ninh còn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của nhau trừ trường hợp có việc cần đến. Do đó vẫn tồn tại tư tưởng cục bộ trong ngân hàng, làm cho hiệu quả công việc chung bị giảm sút.
Trên đây là những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả CVTD trong ngân hàng. Với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các cấp, ngành liên quan, hy vọng các giải pháp, kiến nghị trên sẽ góp phần nào giúp Maritime Bank ngày càng mở rộng, phát triển hoạt động CVTD, góp công sức của mình vào công cuộc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng và tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung.
KẾT LUẬN
Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú hơn, họ luôn muốn những gì tốt nhất trong cuộc sống. Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tất yếu của sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng hải nói riêng cũng đã và
đang từng bước tham gia vào lĩnh vực này một cách hiệu quả. Trong thời gian tới, khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển hơn nữa thì vai trò cung ứng vốn cho các doanh nghiệp của ngân hàng sẽ giảm đi và đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu của các ngân hàng. Phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ là một biện pháp hiệu quả để tác động đến sản xuất, kích thích phát triển kinh tế và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Ngân hàng Hàng hải nói riêng.
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam và các anh chị cán bộ trong Ngân hàng Hàng hải Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này.
Qua nghiên cứu thực tiễn và lý luận em đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Hàng hải nhưng do kiến thức còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô, cán bộ ngân hàng nơi em thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn và nâng tầm nhận thức của em về lĩnh vực này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của MSB Quảng Ninh năm 2007...38
Bảng 2: Hoạt động tín dụng tại MSB Quảng Ninh...39
Bảng 3: Dư nợ CVTD theo sản phẩm...43
Bảng 5: Doanh thu từ hoạt động CVTD của MSB Quảng Ninh...52
Bảng 6: Tỷ lệ CVTD trong hoạt động cho vay của MSB Quảng Ninh...53
Biểu 1: Cơ cấu huy động vốn...37
Biểu 2: Dư nợ tín dụng của MSB Quảng Ninh...40
Biểu 3: Cơ cấu CVTD theo sản phẩm...44
Biểu 4: Quy mô hoạt động CVTD...51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà
2. Luật các tổ chức tín dụng
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng Hàng hải 2004 – 2007
5. Thời báo ngân hàng, các số 6. Giáo trình Tín dụng ngân hàng NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... Quảng Ninh,ngày…..tháng…..năm 2008