THƯƠNG MẠI BẮC THĂNG LONG 3.1 Phương hướng chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long (Trang 51 - 54)

2. 3 Đánh giá HQKD lữ hành tại Cty du lịch Công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long

THƯƠNG MẠI BẮC THĂNG LONG 3.1 Phương hướng chung.

3.1. Phương hướng chung.

* Chiến lược mở rộng thị trường.

Ngoài các thị trường truyền thống của công ty là các công ty và doanh nghiệp trên địa bàn với mức chi tiêu bình quân khá, công ty tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ hướng tới thị trường có khả năng chi trả cao hơn và xây dựng nhiều chương trình phong phú nhằm thu hút các phân đoạn thị trường khách lẻ giàu tiểm năng.Đồng thời tiếp tục mở rộng khai thác thị trường khách quốc tế sang những thị trường mới như châu Âu, Nhật bản và Hàn Quốc.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ của Công ty. Thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn. Công ty đã quyết định đầu tư vào quá trình nghiên cứu thị trường đặc biệt là thị trường Outbound vàInbound vì mấy năm qua Công ty thấy rằng đây là thị trường lâu dài, có tiềm năng lớn đồng thời đem lại doanh thu tương đối lớn cho Công ty .

* Về hoạt động kinh doanh

Trong chiến lược phát triển của mình, thì thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục hướng hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường mục tiêu là mảng khách outbound mà chủ yếu là khách đi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Để phục vụ tốt mảng thị trường này, Công ty đã rất nỗ lực trong việc

quảng bá, tuyên truyền hình ảnh, sử dụng các chiến lược marketing hỗn hợp(marketing mix). Nhằm thu hút được nhiều khách hơn nữa.

Vì đây là một thị trường rất rộng và đòi hỏi những dịch vụ có chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Vì thế công ty luôn rất quan tâm đến những chiến lược về sản phẩm. Trong đó quan trọng nhất là việc không ngừng nâng cao chất lượng chương trình du lịch và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây được coi là chiến lược mang tính sống còn với công ty. Trong chiến lược phát triển của mình chi nhánh luôn coi việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch để nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cao nhất của mình. Bên cạnh việc tập trung vào thị trường mục tiêu chính, Công ty cũng không ngừng việc nghiên cứu mở rộng thị trường khách du lịch với trọng tâm là khách Inbound. Đặc biệt là những thị trường giàu tiềm năng như: thị trường khách Nhật, Trung Quốc. Công ty đang có chiến lược nghiên cứu và phát triển thêm nhiều chương trình du lịch mới phù hợp với nhu cầu của loại khách này.

Đồng thời Công ty cũng không ngừng mở rộng thị trường nội địa, coi đây là mảng thị trường cần phải chiếm được tỷ trọng lớn trong tương lai nhằm tạo đà cho các thị trường khác.

Duy trì và phát huy các kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được

trong thời gian qua. Có được một kết quả như trên chứng tỏ ngay từ đầu Công ty Bắc Thăng Long đã vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý và thực hiện chiến lược ấy một cách hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới Công ty vẫn duy trì và phát huy chiến lược kinh doanh đã đề ra

Mở rộng quan hệ tốt với bạn hàng, với các nhà cung cấp vì doanh nghiệp luôn đặt chữ tín lên hàng đầu là điều tối quan trọng. Luôn coi trọng chất lượng sản phẩm để thu hút khách cho công ty.

Mở rộng quan hệ trong nước với các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp du lịch khảo sát học tập theo chuyên đề, cộng đồng Việt Kiều tại các nước và đại sứ quán của các nước trên thế giới tại Việt Nam.

Tham gia các hội chợ về du lịch quốc tế, đầy mạnh hoạt động giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.

* Về phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ nhân viên. Đây chính là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên vì nó quyết định đến khả năng hoạt động của Công ty .

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên cả về rình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, và khả năng giao tiếp.

Liên tục cử cán bộ nhân viên đi học ngoại ngữ buổi tối, các lớp nâng cao kỹ năng bán hàng và nghiệp vụ hướng dẫn.

* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang tạo ra áp lực rất lớn đối với Công ty . Có thể đến hàng loạt các công ty du lịch như: Bến Thành Tourist, Vidotour, Hà Nội Tourist, vv…các công ty này đều có chỗ đứng khá tốt trên thị trường khai thác các khách du lịch Inbound. Hầu hết, trong

số các công ty nói trên đều có một hệ thống các chương trình du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và rất năng động, sáng tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch và thương mại Bắc Thăng Long (Trang 51 - 54)