- Hƣớng nƣớc chảy: Nước chảy phía trên đỉnh núi xuống từ hướng Tây, Tây Nam và Tây Bắc, kéo theo đất đá và một lượng chất dinh dưỡng Mô hình
4.5.2. Giải pháp cây trồng
- Sử dụng cây trồng thích hợp cho các loại đất và điều kiện sinh thái của khu vực giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Những khu đất xấu có thể tiến hành trồng các cây họ đậu để cố định đạm, nuôi dưỡng đất trước khi canh tác hoa màu khác. Sử dụng một số loại cây cải tạo đất, làm băng phân xanh hoặc trồng xen với các loại cây khác như: Cốt khí, muồng (lá tròn, lá dài), cỏ vetiver, điền thanh, keo dậu, trinh nữ,...
- Bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng tạo ra tán che nhiều tầng, nhiều lớp. Sắp xếp cơ cấu cây trồng sao cho, vào vụ mưa cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông qua trồng xen, trồng gối, phối hợp cây dài ngày và cây ngắn ngày để lấy ngắn nuôi dài (trong vườn cây ăn quả trồng kết hợp đa tầng tán, tầng thấp hơn có thể trồng sả, riềng, nghệ, các loại rau ăn hàng ngày,...).
- Cần tiến hành làm đất (nhất là cày vỡ) sớm ngay đầu vụ khi chưa có mưa lớn. Nên tránh đào bới đất thu hoạch cây có củ vào thời kỳ cao trào mưa.
- Trồng theo hàng trên đường đồng mức để ngăn cản và giảm nhẹ tốc độ dòng chảy, tăng lượng nước thấm xuống đất, do đó giảm được lượng đất bị cuốn trôi, tăng sản lượng cây trồng.
- Trồng xen băng cây trên đường đồng mức: Chia mặt dốc thành nhiều đoạn, cứ một đoạn trồng cây mọc dày lại đến một đoạn cây mọc thưa, hoặc một đoạn trồng cây nông nghiệp rồi đến một đoạn trồng cây cỏ hoặc phân xanh. Băng trồng dày có tác dụng che phủ chống lại lực xung kích của giọt mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất, ngăn cản dòng chảy và đất từ trên trôi xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho cây nông nghiệp, cây ở băng trồng thưa sinh trưởng và phát triển nhanh nên có tác dụng lớn về cả 2 mặt tăng sản lượng và phòng hộ. Trên cơ sở trồng xen băng có thể dần dần biến đất dốc thành nương bậc thang.
- Trồng rừng, bảo vệ rừng tái sinh để ngăn chặn dòng chảy, bảo vệ đất, phòng chống xói mòn, hạn chế rửa trôi mất dinh dưỡng đất.