Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đốc tại mô hình NNST thượng uyển- hepa, speri- hương sơn- hà tĩnh (Trang 67 - 69)

- Hƣớng nƣớc chảy: Nước chảy phía trên đỉnh núi xuống từ hướng Tây, Tây Nam và Tây Bắc, kéo theo đất đá và một lượng chất dinh dưỡng Mô hình

4.5.5.Giải pháp khác

Tổ chức các bài học thực tế cũng như những thất bại từ các quá trình thử nghiệm cần được ghi chép cụ thể, làm rõ nguyên nhân để tiếp tục phát huy hay sửa đổi, khắc phục. Tổ chức thêm nhiều buổi tọa đàm, chia sẻ để có thêm sự hỗ trợ về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cải tạo đất.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Mô hình Thượng Uyển đã được quy hoạch và thiết kế tuân theo 5 bước thiết kế dựa trên 3 giá trị cốt lõi của NNST, tuân theo 9 nguyên tắc thiết kế hệ thống để tận dụng tối đa các nguồn lợi từ tự nhiên tiến tới phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện canh tác trên đất dốc.

- Các hợp phần của mô hình có mối quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, qua lại lẫn nhau. Cách thiết kế các hệ thống cây trồng hợp lý, hình thức sản xuất đa canh, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi.

- Mô hình cũng đã tận dụng được những đặc tính của điều kiện tự nhiên: Địa hình đất dốc, hướng các dòng năng lượng tự nhiên để thiết kế các hệ thống đường nước, mương đồng mức, ruộng bậc thang, bố trí hệ thống cây trồng vật nuôi hợp lý nhằm hạn chế tối đa sự xói mòn, rửa trôi, mất đất, mất dinh dưỡng.

- Sau 8 năm quy hoạch thiết kế và canh tác, mô hình đã đem lại được những hiệu quả nhất định, rõ nét về xã hội, môi trường, và kinh tế.

- Bên cạnh những ưu điểm của mô hình còn tồn tại một số những khó khăn, hạn chế nhất định. Chịu tác động trực tiếp của điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai chưa được phì nhiêu, năng suất cây trồng còn chưa cao, chưa đảm bảo được triệt để nhu cầu tự cung tự cấp cho một hộ gia đình.

5.2. Kiến nghị

Mô hình cần tiếp tục thực hành canh tác theo hướng NNST đồng thời có thể nghiên cứu để mở rộng ra những vùng phù hợp.

Do điều kiện về thời gian và kinh phí hạn chế nên những kết quả nghiên cứu trong bài vẫn chưa phản ánh đầy đủ về những hiệu quả trong quản lý sử dụng đất dốc tại mô hình. Vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn để đưa ra được các thông số chi tiết và thuyết phục hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đốc tại mô hình NNST thượng uyển- hepa, speri- hương sơn- hà tĩnh (Trang 67 - 69)