Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Nghệ An (Trang 61 - 62)

c. Công tác tài chính:

3.2.2.2. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả.

Tăng cường phát triển dịch vụ hỗ trợ về khai thác các nguồn vốn rẻ, không kỳ hạn.

- Tăng cường quản lý tính thanh khoản ngay tại chi nhánh: phải tổ chức theo dõi biến động nguồn vốn từ 5 tỷ đồng trở lên, xây dựng các phương án bù đắp cho tình huống đột xuất, nhất là nguồn ngoại tệ.

- Mở rộng các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm có thể 2 tháng, 3 tháng ,4 tháng, 5 tháng, 6 tháng… không cần theo quý, 1/2 năm, 1 năm như hiện tại. Linh hoạt về thời hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi.

- Phát triển hình thức tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi. Điều này sẽ tạo tính hấp dẫn hơn cho khách hàng khi gửi tiền.

- Để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của dân cư, chi nhánh có thể áp dụng các hình thức huy động dài hạn, có mục đích như: tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm mua nhà ở, tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền, tiết kiệm học đường…Đây là một trong những hình thức tiết kiệm gần giống như những dịch vụ của bảo hiểm. Hình thức huy động của loại này là từ những món tiền nhỏ lẻ, định kỳ thành một khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dài, số lượng lớn.

3.2.2.2. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả. quả.

Trong hoạt động ngân hàng, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ thường xuyên, tác động hỗ trợ cho nhau, chi phối lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện công tác sử dụng vốn. Còn sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định nguồn vốn cần huy động. Vì vậy, chi nhánh cần đưa ra các giải pháp thích hợp để việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả:

- Thường xuyên bám sát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế -xã hội của thành phố, bám sát mục tiêu, biện pháp của ngành. Nắm chắc thị trường hiện tại và tương lai để xây dựng chiến lược tổng thể về bề rộng của thị trường.

- Thực hiện phương châm cho vay an toàn - hiệu quả. Tuân thủ nghiêm ngặt các tỷ lệ giới hạn an toàn vốn trong kinh doanh như: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ…

- Tổ chức giao kế hoạch từng quý để các đơn vị trực thuộc chủ động tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng được giao trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, tùy thuộc vào khả năng quản lý nợ của đơn vị.

- Phòng tín dụng, các đơn vị cơ sở phải chủ động xây dựng chương trình tiếp cận với các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp để mở rộng thêm khách hàng, nhất là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Kinh tế hộ gia đình. Tích cực nghiên cứu triển khai thêm các hình thức cho vay, dịch vụ mới an toàn, hạn chế cho vay đầu tư vào bất động sản, cho vay đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

- Luôn coi trọng chất lượng tín dụng, kiên quyết không vì sức ép tăng trưởng mà linh động bỏ qua điều kiện, quy trình tín dụng. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, thanh tra, đi sâu sát đơn vị, quản lý chặt các dư nợ, kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề…

- Định kỳ phải phân loại nợ, tổ chức đánh giá phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng theo chuẩn mực Quốc tế, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách hàng, thông tin phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế toán huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Nghệ An (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w