Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty cổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng (Trang 76 - 80)

GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MẶT TRỜI VÀNG

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty cổ

chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng

3.2.2.1 Về sổ sách kế toán:

Thứ nhất, hiện tại công ty chưa có sổ cái tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp, điều này gây khó khăn khi khi khi kế toán có cái nhìn tổng quát về toàn doanh nghiệp, do đó công ty cần mở thêm sổ cái tài khoản chi phí sản xuất theo dõi toàn doanh nghiệp ( sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp toàn doanh nghiệp)

Thứ hai, ngoài bảng kê chi tiết các chi phí sản xuất chung phát sinh tại từng phân xưởng, kế toán cần mở sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất chung nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán quản trị phân tích các chi phí cố định trong công ty.

Thứ ba, công ty nên mở sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để đăng kí các nghiệp vụ phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ được chặt chẽ hơn.

Thứ tư, công ty nên cập nhật thường xuyên các phần mềm diệt vi rút đảm bảo việc an toàn cho việc lưu trữ dữ liệu, đồng thời đối với các tài liệu quan trọng công ty nên in ra giấy để lưu lại đề phòng trường hợp bị vi rút phá huỷ.

* Về phương pháp tính giá vật liệu, dụng cụ

Việc phương pháp tính giá theo đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ làm cho công tác kế toán dồn đọng vào cuối tháng. Đồng thời với việc biến động giá như hiện nay, công ty lại cần phải đảm bảo một phương pháp tính giá vừa chính xác giá trị vừa đảm bảo công việc kế toán không bị

dồn đọng vào cuối tháng. Theo em, công ty nên sử dụng phương pháp hệ số giá để tính giá vật liệu, dụng cụ xuất kho.

3.2.2.2 Về hạch toán chi phí sản xuất chung

- Thứ nhất, kế toán cần phân loại công cụ dụng cụ thành nhiều loại để xác định là công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần, 2 lần hay nhiều lần theo giá trị của công cụ dụng cụ.

- Thứ hai, kế toán phải tiến hành trích trước các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch đã định trong năm vào chi phí định kỳ để kết quả của việc tính giá thành chính xác trong từng tháng

3.2.2.3 Về việc đánh giá sản phẩm dở dang:

Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị về nguyên vật liệu của sản phẩm tại công ty. Do đó, nếu kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì không chính xác. Làm như vậy thì sản phẩm gần hoàn thành sẽ có giá trị dở dang bằng với sản phẩm vừa ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. Mặt khác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ chiếm trên 60%, chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 20% nên hai loại chi phí này cũng cần được tính cho sản phẩm dở dang. Do vậy, theo em công ty nên sử dụng phương pháp khác để đánh giá sản phẩm dở dang. Vì sản phẩm của công ty trải qua nhiều bước chế biến nên theo em công ty nên đánh giá giá trị sản phẩm dở dang ở từng phân xưởng theo tổng chi phí phát sinh. Nghĩa là tất cả các chi phí phát sinh đều nằm trong giá trị sản phẩm dở dang. Theo đó, công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ là:

DDK + C

DCK = x QD

Trong đó: DDK, DCK: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của phân xưởng

QSP, QD: số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang của phân xưởng

C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của phân xưởng đó

3.2.2.4 Về phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Hiện tại công ty đang tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp

giản đơn. Phương pháp này không phù hợp với đặc thù công nghệ sản xuất của công ty bởi công ty sản xuất các loại sản phẩm có quy trình công nghệ là như nhau, do đó việc tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm để cộng giản đơn các chi phí vừa rườm rà trong công tác hạch toán lại khó cho việc quản lý vật liệu ở các phân xưởng. Do các sản phẩm của công ty đều trải qua ba phân xưởng: phân xưởng đột dập, phân xưởng lắp ráp, phân xưởng đánh bóng. Do đó thay vì phải theo dõi chi phí sản xuất theo từng sản phẩm công ty nên theo dõi chi phí sản xuất theo đối tượng là các phân xưởng sản xuất. Mặt khác vì sản phẩm sản xuất của phân xưởng này tiếp tục chuyển qua phân xưởng tiếp theo để chế biến. Do đó theo em công ty nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân bước.

Theo cách này có hai phương pháp: tính giá thành có tính giá trị bán thành phẩm và tính giá thành không tính giá trị bán thành phẩm.

Xét phương án 1: tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Theo phương pháp này thì kế toán phải lần lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành bán thành phẩm của giai

đoạn sau và cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Theo phương pháp này công ty có thể tính được hiệu quả sản xuất của từng giai đoạn sản xuất hay nói cách khác là từng phân xưởng sản xuất. Đồng thời nó giúp nhà quản lý phân tích xem việc mua linh kiện từ bên ngoài hiệu quả hơn hay sử dụng linh kiện chuyển nhượng nội bộ tốt hơn. Khi thực hiện phương pháp này công ty cần theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng. Với cách tổ chức sản xuất hiện nay công ty có thể theo dõi các chi phí này theo từng loại sản phẩm. Vì vậy chi phí sản xuất chung cuối kỳ có thể được phân bổ theo tiêu thức chi phí trực tiếp (nghĩa là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp).

Xét phương án 2: Tính giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

Phương pháp này được áp dụng khi công ty chỉ tính giá thành cho các sản phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng. Theo phương pháp này kế toán phải căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được cho từng giai đoạn sản xuất, cho từng phân xưởng và tính toán phần chi phí sản xuất nằm trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí quy định. Phương pháp này giúp cho việc tính giá thành thành phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này hạn chế trong việc đánh giá hiệu quả của từng phân xưởng sản xuất, nó không có số liệu để kế toán tổng hợp giá trị của bán thành phẩm nhập kho, không phản ánh được giá trị nửa thành phẩm từ giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau. Mặt khác số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết ở từng phân xưởng sản xuất không thể hiện chính xác khối lượng sản phẩm dở dang hiện có của các phân xưởng.

Dựa trên đặc thù sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty cổ phần Mặt Trời Vàng là công ty có ba phân xưởng sản xuất và các sản phẩm sản xuất trải qua ba giai đoạn công nghệ liên tục. Vì quy mô của công ty tương đối lớn do đó để phục vụ tốt cho việc lên các báo cáo kế toán quản trị về hiệu quả sản xuất của từng phân xưởng công ty nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành sản phẩm) tại Công ty cổ phần Mặt Trời Vàng (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w