I. Khái quát chung về nhà máy Giầy Phúc Yên
5. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy
5.1. Về lao động
Nhà máy Giầy Phúc Yên có 1 đội ngũ lao động khá dồi dào, năng động, sáng tạo.
Tổng số lao động khoảng hơn 1000 ngời (kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp).
5.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để điều hành và quản lý phù hợp với đặc điểm của nhà máy, nhà máy tổ chức bộ máy quản lý theo 2 cấp: đứng đầu là ban lãnh đạo quản lý, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Hỗ trợ cho ban lãnh đạo gồm có các phòng ban chức năng.
* Ban lãnh đạo của nhà máy gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
Giám đốc là ngời điều hành cao nhất trong nhà máy, chịu trách nhiệm trớc tổng Công ty trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất của nhà máy và đời sống của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Giám đốc có thể tập trung vào mọi công việc quản lý và có thể giao bớt 1 số quyền cho phó giám đốc.
- Phó giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
* Các phòng ban chức năng gồm có:
- Phòng tài vụ: giúp giám đốc quản lý về mặt tài chính mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động kinh tế, kiểm tra giám sát tài sản của nhà máy. Tổ chức quản lý sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
- Phòng kế hoạch sản xuất xuất nhập khẩu: Hỗ trợ giám đốc tổ chức tốt các biện pháp sản xuất nhằm đạt kết quả cao nhất. Làm tốt công tác về vật t, thiết bị và xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của phía đối tác.
- Phòng kỹ thuật: Hỗ trợ giám sát theo dõi về mặt kỹ thuật, chất lợng sản xuất để có hởng xem xét hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ thiết kế mẫu, tính toán các thông số kỹ thuật cung cấp cho phòng kế hoạch: kiểm tra giám sát nâng cao tay nghề, đào tạo công nhân mới.
- Phòng KCS: kiểm tra chất lợng sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lơng: giám sát quá trình lao động của nhà máy, tính toán tiền lơng cho công nhân viên. Phòng này quản lý 1 số phòng ban trực thuộc nh: phòng bảo vệ, phòng y tế, các phân xởng, bộ phận sản xuất trực tiếp.
- Phòng bảo vệ ;quản lý lực lợng bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự và tài sản của nhà máy.
Ngoài ra để quản lý tốt hơn nhà máy còn có các đoàn thể nh là chi bợ, công đoàn. Mỗi phân xởng đều có quản đốc phân xởng giúp ban giám đốc hiểu hơn về tình hình sản xuất thực tế và nguyện vọng của anh chị em công nhân để kịp thời có những biện pháp quản lý đúng đắn.
Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ riêng nhng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý điều hành tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Bộ máy quản lý và sản xuất của nhà máy đợc khái quát bằng sơ đồ sau: