Thực trạng phát triển thương hiệu tại Công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Thiên Xuân trong quá trình hội nhập kinh tế (Trang 38 - 40)

Nhận thức về vấn đề thương hiệu

Công ty coi việc nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong quá trình mua sắm, là một tiêu chí quan trọng đo lường sức mạnh của thương hiệu. Nên khi thương hiệu được biết đến lần đầu là thương hiệu được khách hàng nghĩ tới lần đầu tiên khi được hỏi về một loại sản phẩm nào đó. Với những sản phẩm của Công ty thì khách hàng luôn lên danh sách mua sắm, thì cần để người tiêu dùng biết đến mình qua nhận biết về những đặc tính sản phẩm của Công ty. Theo thống kê của Phòng kinh doanh trong Công ty về độ nhận biết thương hiệu của họ là khoảng 70% là khá tốt và công ty cần phải nâng cao độ nhận biết này lên hơn nữa.

Thực trạng nghiên cứu, thiết kế và quảng bá thương hiệu tại Công ty.

Như tất cả các công ty, để quá trình chiến lược thương hiệu của mình

hiệu quả, một mặt Công ty phải nhận biết được thương hiệu, mặt khác lập kế hoạch nghiên cứu, thiết kế và quảng bá thương hiệu của mình. Đây là khâu quan trọng và chiếm nhiều thời gian, hoàn thiện khâu này mới có khả năng thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Chí phí hàng năm cho việc nghiên cứu, thiết kế, quảng bá thương hiệu thường dao động từ 10% - 15% doanh thu hàng năm của

Công ty. Đây là một chi phí không nhỏ, đầu tiên là chi phí để nghiên cứu thương hiệu hợp với mình, tiếp theo chi phí thiết kế của bộ phận kỹ thuật để tạo Logo riêng của mình, công việc cuối cùng của giai đoạn này là các chi phí liên quan tới việc tiếp thị hình ảnh của Công ty tới công chúng, như đăng báo, quảng cáo trên Internet, trên truyền hình…

Thực trạng đăng ký và quản lý thương hiệu.

Với Công ty xây dựng thương hiệu không phải là một lưới quảng cáo hay một cách để chèo kéo doanh thu, mà là một qúa trình định hình và rèn luyện văn hoá và bản sắc doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty luôn nhận thức thương hiệu phải mang ý nghĩa đối với khách hàng, tổ chức và nhân viên, nó phải được coi là sợi dây liên kết khách hàng với Công ty. Nên Công ty quan tâm rất đúng tới việc bảo vệ thương hiệu được tạo ra, không đơn giản là đăng ký xác lập quyền sở hữu với Nhà nước. Do đó, Công ty đã tìm mọi cách để ngăn chặn tất cả các xâm phạm hàng nhái, hàng giả hay sự nhầm lẫn vô tình hay hữu ý, sự giảm sút từ bên trong thương hiệu ( giảm uy tín do chất lượng hàng hoá bị giảm sút hay không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng, các đại lý, nhà phân phối) do đó làm giảm lòng tin của toàn bộ bên liên quan tới lợi ích của doanh nghiệp.

Nhận thức được vấn đề thương hiệu, Công ty một mặt coi bảo vệ thương hiệu là việc của Nhà nước chỉ chiếm một vai trò nhất định trong quá trình giải quyết những tranh chấp hay những vụ kiện tụng về pháp lý. Mặt khác Công ty không hoàn toàn dựa vào Nhà nước mà luôn tự mình lập ra các chiến lược và hành động cụ thể để bảo vệ chính mình. Bởi lẽ muôn đời : không ai có thể bảo vệ mình hơn chính bản thân mình. Nên công việc này quan trọng không phải dự đoán những đe doạ tiềm ẩn và hành động nghiêm túc để ngăn chặn chúng ngay từ khi chúng mới bắt đầu phôi thai. Không được để tình trạng " nước tới chân

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Thiên Xuân trong quá trình hội nhập kinh tế (Trang 38 - 40)