Nguyên nhân của thực trạng Nguyên nhân bên trong Công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Thiên Xuân trong quá trình hội nhập kinh tế (Trang 46 - 50)

Nguyên nhân bên trong Công ty.

Bên cạnh những thuận lợi, như bất cứ Công ty nào, Công ty Thiên Xuân cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất về tài chính, từ khi thành lập với số vốn ban đầu là 620 triệu đồng đến nay, sau 10 năm đi vào hoạt động vốn này đã tăng lên 1 tỷ 368 triệu đồng. Như vậy, với một Công ty sản xuất và thương mại thì số vốn này còn là quá hạn hẹp, nên doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều khó khăn từ việc sản xuất, gia công, tới việc xúc tiến hỗn hợp và tiêu thụ sản phẩm nên cũng ngân sách đầu tư cho thương hiệu của Công ty còn quá ít. Mặt khác, tuy đã đi vào hoạt động được gần 10 năm song vẫn được đánh giá là doanh nghiệp non trẻ do vậy kinh nghiệm quản lý còn yếu kém điều này dẫn tới chi phí không hiệu quả: chi phí điện thoại, thuê văn phòng làm việc, chi phí khác còn quá cao. Do đó Công ty chưa tiết kiệm được các chi phí nên chi phí cho hoạt động Marketing và xây dựng phát triển thương hiệu chưa hợp lý, có khi các khoản chi cần thiết nhất thì lại chưa đáp ứng được, trong khi đó các khoản chưa thực sự cần thiết lại quá cao dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực của Công ty. Chi phí cho các hoạt động phát triển thương hiệu qua các năm có tăng nhưng còn hạn chế : Năm 2004 là 5,3% doanh thu, năm 2005 là 5,51% doanh thu, năm 2006 là 6,24% doanh thu. Mặc dù tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế là giá cả tiêu dùng và chi phí nhân công hiện tại đang tăng rất mạnh.

Tiếp theo là về mức độ tiếp cận thông tin của Công ty còn hạn chế, vì trong những năm gần đây tốc độ phát triển của hệ thống thông tin như vũ bão thì

công ty vẫn còn "ì ạch" đúng hơn là mức độ đầu tư cho máy móc công nghệ còn quá chậm. Hệ thống máy vi tính còn ít, chưa phổ cập ở các phòng, ban của Công ty. Nếu như các công ty khác đã có hệ thống liên lạc nội bộ, với khách hàng qua email nhờ hệ thống máy vi tính nội mạng thì ở Công ty mới có ở phòng giám đốc, và phòng thị trường. Điều này cũng gây khó khăn cho việc tiếp cận khách hàng của Công ty, vì hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam cũng khá phát triển, các công ty có vị thế ổn định đã dần chuyển sang giao dịch qua thư điện tử, giao dịch trực tuyến, nhận cung cấp hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng qua các hợp đồng giao dịch trên mạng điện tử. Nói chung Internet đối với Công ty mới chỉ có vai trò nhỏ nên cả ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty cập nhật thông tin còn hạn chế.

Về nguồn nhân lực: quy mô nguồn nhân lực của Công ty có tăng qua các năm, nhưng cán bộ quản lý có kỹ năng chuyên môn còn có hạn, nhân viên phòng kinh doanh tăng nhưng đa phần không đúng chuyên môn. Mặc khác, nhân viên phòng kỹ thuật thì còn hạn chế về tinh thần làm việc, hơn nữa đây có thể là do các chính sách của Công ty chưa hợp lý. Chịu trách nhiệm chính cho việc lập chiến lược của Công ty vẫn là của Giám đốc Trương Công Đoàn, các Phó giám đốc khác chưa thực sự quan tâm tới lợi ích của Công ty.

Công ty còn gặp khó khăn nữa trong việc điều tra, nghiên cứu, thăm dò thị trường, chưa đi sâu, đi sát đến từng nhóm khách hàng để nắm bắt nhu cầu, các cuộc điều tra còn chung chung nên chưa xác định được các nhóm sản phẩm nào là mục tiêu cho từng mảng thị trường. Do đó, có thể đánh giá khi xây dựng và phát triển hương hiệu của Công ty chưa được dựa trên cơ sở khoa học mà chủ yếu dựa vào cảm quan nên không thể tránh khỏi những sai lầm trong chiến lược xây dựng và phát triển của mình.

Khó khăn từ bên ngoài:

-Tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành: Do sản phẩm của Công ty gồm đồ gỗ, nội thất, hàng gia dụng, các sản phẩm dệt may như: mành, màn, rèm, chăn ga, đệm…nên các đối thủ cạnh tranh của Công ty cũng khá đa dạng. Do đó, với mỗi đối thủ khác nhau có một cách đối phó khác nhau, vì vậy Công ty cần xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản và tầm nhìn dài hạn, không chỉ trước mắt. Đây là cạnh tranh trên mảng thị trường sôi động nhưng đầy khốc liệt, Công ty vừa yếu về nguồn lực, vừa thiếu kinh nghiệm trên thị trường nên càng phải đối mặt nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao, nhưng yêu cầu càng tinh vi hơn, đòi hỏi nhà cung cấp phải đáp ứng tốt nhất những mong muốn của họ nên Thiên Xuân càng phải đối mặt nhiều khó khăn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp đó đã có bề dày kinh doanh lâu năm nên kinh nghiệm cũng nhiều. Thử hỏi một công ty vừa nhỏ bé về vốn, vừa yếu về trình độ quản lý có đương đầu với khó khăn này được không? Để trả lời được câu hỏi này Công ty cần phải lựa chọn hướng đi đúng ngay từ đầu và phải có tầm nhìn chiến lược dài hạn, thực hiện đúng theo kế hoạch đã định sẵn.

- Ngoài ra chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập, đó là sự quy định của Nhà nước về chi phí cho các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bị giới hạn ở mức từ 5 - 7% tổng chi phí chứ không phải tổng giá trị sản lượng. Chi phí thấp, Công ty gặp khó khăn không có điều kiện đầu tư tới nơi tới chốn cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Lo ngại nữa là nhà nước chưa có biện pháp quản lý các hoạt động tiêu cực trong cạnh tranh, chưa có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời những xâm phạm về thương hiệu như: hàng

nhái, hàng giả…hoặc xử lý chưa nghiêm khắc và mức hình phạt còn quá nhẹ nên các đối tượng tiêu cực vẫn tiếp tục các hành vi sai phạm của mình.

Chương III: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại Công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH Thiên Xuân trong quá trình hội nhập kinh tế (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w