Việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng nhằm tìm ra những xu hướng biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Thông thường, các thủ tục phân tích gồm hai loại cơ bản:
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng) - Phân tích dọc (phân tích tỷ suất).
Kết quả của thủ tục phân tích này sẽ đem lại những hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của KH vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Hơn nữa, nó tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của KH và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công ty KH.
Ngoài ra, thủ tục phân tích còn đánh giá được sự hiện diện của các sai số có thể có trên BCTC của DN.
Như vậy, qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC. Mức độ và phạm vi cũng như thời gian áp dụng các thủ tục phân tích thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của KH.
Hiện nay, tại AASC các KTV thường chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, không thực hiện thủ tục phân tích các tỷ suất tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận, Tỷ suất tự tài trợ, Tỷ suất nợ… Điều này ảnh hưởng không được tốt trong việc thực hiện các mục tiêu nói trên. Bởi vì, phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy những biến động bất thường, nguyên nhân của biến động của từng khoản mục, chỉ tiêu mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó.