Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty sử dụng tuân theo quy định của Chế độ hiện hành (theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC). Tuy nhiên cũng có một số điểm cần khắc phục như việc phản ánh công cụ dụng cụ vào TK 152-Chi phí nguyên vật liệu và chi tiết TK 1522-Vật liệu phụ. Điều này là không đúng theo bản chất của vật tư. Công cụ dụng cụ cần được hạch toán vào TK 153-Công cụ dụng cụ, cũng như việc sử dụng TK 6233 và 6273 để phản ánh các khoản chi phí công cụ dụng cụ phát sinh trong kỳ liên quan đến từng bộ phận sử dụng. Công ty sử dụng thêm những tài khoản này không những đảm bảo tuân thủ quy định của Chế độ mà còn phù hợp với đặc điểm kế toán trong các đơn vị xây lắp, giúp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách linh hoạt hơn.
ký chứng từ ghi sổ. Điều này không phù hợp với Chế độ kế toán, mặt khác làm hạn chế việc kiểm tra đối chiếu các sổ sách (Sổ cái, Bảng cân đối số phát sinh) khi lập báo cáo tài chính. Vì vậy, xí nghiệp nên lập Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu, đảm bảo an toàn cho các số liệu kế toán đã ghi chép được đúng đắn, tránh xẩy ra nhầm lẫn vì đã được lưu giữ và quản lý tập trung số liệu ghi theo thời gian, đồng thời đảm bảo đúng chế độ kế toán. Mẫu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ có dạng như sau:
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm…
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày,tháng
A B 1 A B 1
-Cộng tháng
-Cộng lũy kế từ đầu quý
-Cộng tháng
-Cộng lũy kế từ đầu quý -Sổ này có…trang, đánh số từ trang số 01 đến trang…
-Ngày mở sổ:…
Ngày…tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Cty (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
3.2.4.Kiến nghị về báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty đang sử dụng đúng và đầy đủ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành phản ánh đầy đủ tình hình tài chính và
cáo kế toán quản trị. Đây là một yếu điểm mà Công ty mắc phải và cần khắc phục góp phần đưa Công ty phát triển.
Hiện nay, trên thị trường xây dựng cơ bản thì việc cạnh tranh giữa các công ty, xí nghiệp để dành được những gói thầu tốt, từ đó thu lợi nhuận cao, có thêm báo cáo kế toán quản trị các nhà lãnh đạo Công ty sẽ đưa ra được những quyết định kinh tế tối ưu. Bản chất của báo cáo kế toán quản trị là cung cấp thông tin nội bộ để ra quyết định quản lý cũng như quyết định kinh doanh. Vì vậy Công ty nên quan tâm tới việc hình thành và sử dụng các báo cáo kế toán quản trị.
3.2.5.Một số ý kiến khác
Về việc hạch toán các chi phí
*Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong việc hạc toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty vẫn hạch toán qua kho đối với vật liệu mua về xuất thẳng cho công trình. Điều này là không phù hợp với bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi mua NVL về không nhập kho mà vận chuyển ngay tới chân công trình để sử dụng thì kế toán phải hạch toán vào TK 621-chi phí NVLTT, có thể được định khoản như sau:
Nợ TK 621-Chi phí NVLTT : giá mua ghi trên hoá đơn
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331 : tổng giá thanh toán
*Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán đã không nghiên cứu và áp dụng chính xác Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp xây lắp. Kế toán đã hạch toán các khoản trích theo lương bao
khoản trích như sau:
Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung Có TK 3382-KPCĐ
Có TK 3383-BHXH Có TK 3384-BHYT
Ngoài ra Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mức trích trước được tính như sau:
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân =
Tiền lương chính thực tế phải trả trong tháng x Tỷ lệ trích trước Và: Tỷ lệ trích trước =
Tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX Tổng tiền lương chính theo kế hoạch năm của CNSX
x 100
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622: mức trích trước
Có TK 335: mức trích trước
Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Tiền lương thực tế phải trả Có TK 334: Tiền lương thực tế phải trả
*Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Cũng như kế toán chi phí NCTT , kế toán nên tách phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ ra khỏi chi phí sử dụng MTC và cho vào chi phí sản xuất chung
Nợ TK 623 Có TK 335
Cuối mỗi quý căn cứ vào tình hình sửa chữa thực tế của xe máy thi công, kế toán so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí đã trích trước để xử lý số chênh lệch. Cụ thể :
-Nếu chi phí sửa chữa lớn MTC thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước thì phần chênh lệch này sẽ chuyển sang quý sau.
-Nếu chi phí sửa chữa lớn MTC thực tế nhỏ hơn chi phí đã trích trước thì phải trích bổ sung thêm.
*Về hạch toán chi phí sản xuất chung
Cần hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và của công nhân điều khiển máy thi công cho phù hợp với Chế độ hiện hành. Ngoài ra, Công ty cũng nên quy định một giới hạn cụ thể có thể chấp nhận được của một số các khoản mục chi phí như chi phí tiếp khách, điện thoại cá nhân… tránh trình trạng lấy của công để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ cả nguồn gốc phát sinh chi phí sản xuất chung để có thể hạn chế được các khoản chi này trong tổng chi phí sản xuất chung.
Về vấn đề hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Các công trình xây dựng thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước và giao thông. Hơn nữa, thời gian thi công công trình thường kéo dài, thời tiết và môi trường sẽ làm giảm giá trị của các công trình. Do vậy, việc tính và hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất là rất cần thiết. Tuy nhiên, Công ty lại không theo dõi và tính toán
Trong khi đó, theo chế độ kế toán hiện hành thì không phải khoản thiệt hại nào cũng được tính vào giá thành sản phẩm, mà chỉ có những khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch thì mới được đưa vào chi phí sản xuất của từng công trình.
Vì thế, Công ty cần phân loại và loại bỏ các chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành công trình, cách xử lý có thể tiến hành như sau:
Trường hợp thiệt hại do nguyên nhân chủ quan gây ra như làm thất thoát vật tư, phá đi làm lại do làm ẩu thì yêu cầu cá nhân làm sai phải bồi thường vật chất nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân trong sản xuất. Toàn bộ thiệt hại được tập hợp vào TK 1381-Tài sản thiếu chờ xử lý.
Nợ TK 1381
Có TK 111,112,152,331,334…
Khi có quyết định xử lý khoản thiệt hại này, kế toán ghi: Nợ TK 111,152: Giá trị phế liệu thu hồi
Nợ TK 1388,334: Giá trị bồi thường của cá nhân Có TK 1381: Xử lý giá trị thiệt hại
Trường hợp thiệt hại do ngừng sản xuất theo kế hoạch, sử dụng TK 334 tương tự như trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất cũng như trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công.
Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
trong mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Trước hết, Công ty nên xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng công trình, hạng mục công trình và tổ chức chặt chẽ việc thực hiện định mức. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng được cho mình kế hoạch cung ứng và dự trữ vật tư đầy đủ về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, Công ty nên xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng vật tư có uy tín, tránh tình trạng mỗi lần trúng thầu thi công công trình nào lại bắt đầu đi tìm nhà cung ứng. Làm như vậy sẽ khiến Công ty không chủ động trong thi công, đặc biệt hiện nay các nhà cung ứng vật tư có xu hướng đầu cơ, gây khó khăn cho Công ty trong việc thu mua vật tư và giá cả lại được đẩy lên cao quá mức. Vì thế tìm kiếm những nguồn cung ứng vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý là một vấn đề đáng quan tâm. Hơn nữa, cần tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư ngay tại địa phương sẽ bớt được khá nhiều chi phí vận chuyển thu mua. Việc quản lý và quy kết trách nhiệm đối với số vật tư hao hụt cũng là một biện pháp giúp giảm chi phí NVL một cách đáng kể.
*Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Công ty nên bố trí nhân công sao cho phù hợp với năng lực, tay nghề và chuyên môn của từng lao động. Trong trường hợp nhân công không đủ, Công ty phải tiến hành ngay việc thuê nhân công bên ngoài đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, Công ty cũng nên chú trọng đến công tác cải thiện đời sống công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động.
đến việc xe, máy ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và phát sinh thêm nhiều chi phí. Trong trường hợp có máy thi công của công trình khác không sử dụng thì có thế thực hiện cung cấp lao vụ lẫn nhau, giảm chi phí thuê máy bên ngoài.
*Đối với chi phí sản xuất chung
Công ty cần có những quy định cụ thể hơn về việc xác định và hạch toán những khoản mục được coi là hợp lý hợp lệ để tránh tình trạng đưa ra những khoản chi phí không hợp lý làm tăng giá thành sản phẩm.
Những điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp trên
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Cũng như những ngành sản xuất vật chất khác, nó hoạt động độc lập theo ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và cạnh tranh với nhau một cách găy gắt để nhận được nhiều công trình. Đặc biệt hiện nay theo quy định của Chính phủ, các công trình xây dựng phải được đưa vào đầu thầu để chọn những đối tác có trình độ kỹ thuật cao, giá thành hạ và đảm bảo khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình cũng được đảm bảo như trong hợp đồng kinh tế đã ký. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải có những quy định, chế độ hợp lý để cung cấp những thông tin chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý.
phù hợp với thực tế. Đó là các quy định giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách dễ dàng và nắm bắt tình hình tài chính kịp thời. Tuy nhiên, Nhà nước không bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các quy định này mộ cách cứng nhắc. Để phát huy đầy đủ vai trò là công cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX tính giá thành sản phẩm nói riêng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh về quy trình công nghệ sản xuất. Theo đó, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp một mặt phải tuân thủ Chế độ mặt khác lại có thể đưa ra những quy định riêng về công tác tổ chức kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.
Về phía doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều chứa đựng những đặc điểm tổ chức sản xuất riêng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm cụ thể về quy trình công nghệ và công tác tổ chức hạch toán kế toán thực tê tại doanh nghiệp mình.
Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB. Đó là một ngành sản xuất mang tính đặc thù rõ rệt, hoạt động xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán. Chính vì vậy, Công ty cần phải tuân thủ những quy định của Chế độ đối với doanh nghiệp xây lắp, Công ty cần vận dụng một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo, phù hợp với doanh nghiệp mình.
Hơn nữa, các giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải mang tính khả thi, giúp cho doanh nghiệp có thể vận dụng và phát triển đi lên.
cao, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường hiện nay. Đội ngũ cán bộ kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác.
KẾT LUẬN
Qua các phần trình bày ở trên, có thể khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong quản lý kinh tế cung như quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng đã cho thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đã cung cấp đã cung cấp những thông tin kịp chính xác, kịp thời các khoản chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm đầy đủ. Điều đó giúp cho Ban lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình sản xuất và đưa ra biện pháp chỉ đạo đúng đắn.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng, nắm bắt tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, trong quá trình nghiên cứu kết hợp giữa lý thuyết cơ bản
gian tìm hiểu thực tế và trình độ có hạn nên vấn đề đưa ra không tránh khỏi thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang, Ban lãnh đạo Công ty, phòng kế toán-tài chính Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008 Sinh viên
Lương Thị Nhung
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp” – ĐH Kinh tế quốc dân.
2. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam TS Nguyễn Văn Bảo – Nhà xuất bản tài chính.
3. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán – Nhà xuất bản tài chính.
4. Giáo trình “Kế toán quản trị” – ĐH Kinh tế quốc dân. 5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
6. Các Tạp chí kế toán - kiểm toán, Thời báo kinh tế,…
7. Tài liệu của phòng Kế toán – tài chính, phòng tổ chức Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại đơn vị thực tập, nghiên cứu kiến nghị, đề xuất với đơn vị thực tập của sinh viên
trong quá trình thực tập tốt nghiệp…)
... ... ...