Nội dung và biện pháp hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp thoát nước số 2 - Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Thoát Nước Hà Nội (Trang 44 - 49)

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI Xí nghiệp thoát nước số 2 thuộc Công ty TNHH NN một thành viên thoát nước Hà nộ

3.2.2Nội dung và biện pháp hoàn thiện:

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng tại xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101, em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm mà xí nghiệp đã đạt được về công tác kế toán nguyên vật liệu thì vẫn còn có một số nhược điểm nhất định. Vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến riêng của mình với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp thoát nước số 2- thuộc Công ty TNHH NN một thành viên thoát nước Hà nội

.Ý KIẾN 1: Về việc phân loại nguyên vật liệu

Tại xí nghiệp, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội dung khác nhau. Do vậy, để quản lý chặt chẽ, xí nghiệp nên phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu thức nhất định. Thực tế, nguyên vật liệu tại xí nghiệp có thể phân loại như sau:

Căn cứ vào vai trò và yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu được chia thành các loại:  Nguyên liệu, vật liệu chính: Khi tham gia vào quá trình xây lắp thì nguyên

liệu, vật liệu chính sẽ cấu thành nên thực tế vật chất như: Gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép... để đổ vào các bể lắng, bể lọc, xây dựng các giàn mưa, các trạm bơm, ống gang, ống thép có đường kính lớn từ 800-1000mm, van, tê, cút để xây dựng, lắp đặt các đường ống nước.

Báo cáo thực tập tổng hợp

 Vật liệu phụ như nhựa đường, đất sét, dây đay, gỗ ván, đà giáo, ván...  Nhiên liệu như xăng, dầu để vận hành máy móc...

 Phụ tùng thay thế như săm, lốp ô tô...

 Vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản như thiết bị vệ sinh, các bình nóng lạnh, điều hòa để lắp đặt các công trình xây dựng, dây điện, đèn trang trí nhà ở...  Phế liệu như sắt vụn, thép vụn, mạt sắt, gỗ không đúng phẩm chất, quy cách... Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu ta có thể chia thành các loại như sau:

 Nguyên vật liệu mua ngoài: Đây là nguồn nhập chủ yếu của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu mua ngoài có thể nhập khẩu như nhập khẩu tê, cút, ống gang dẻo từ Hàn Quốc để phục vụ thi công công trình hoặc có thể bán cho các đơn vị khác có nhu cầu.

 Nguyên vật liệu tự gia công chế biến : Với các lỗ khoan khai thác nước có đường kính nhỏ dùng làm ống lọc ở giếng, các tấm thép khoan đục lỗ làm giàn mưa, doanh nghiệp tự gia công chế biến phục vụ cho quá trình thi công.  Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Với những mũi khoan lớn như

mũi khoan có đường kính từ 20mm, đường ống dài từ 800 - 1000mm doanh nghiệp thuê gia công chế biến ở những đơn vị chuyên nghiệp.

Ý KIẾN 2: Về việc sử dụng TK 152

Như chúng ta đã biết, xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101 có rất nhiều chủng loại nguyên vật liệu. Bên cạnh việc phân loại nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính, phụ thì theo em xí nghiệp nên sử dụng các tài khoản cấp hai của TK 152 để có thể quản lý một cách chặt chẽ hơn tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu trong xí nghiệp. Cụ thể, xí nghiệp có thể sử dụng:

• TK 1521: Nguyên vật liệu chính ( xi măng, sắt, thép, ống...) • TK 1522: Vật liệu phụ (đà giáo, ván, khuôn...)

• TK 1523: Nhiên liệu ( xăng, dầu, mỡ...)

• TK 1524: Phụ tùng thay thế ( xăm, lốp ô tô, bạc biên...)

• TK 1526: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản (thiết bị vệ sinh, đèn trang trí, điều hoà...)

Báo cáo thực tập tổng hợp

• TK 1528: Phế liệu ( mạt sắt, sắt vụn...)

Mặt khác vật liệu tại xí nghiệp được quản lý theo từng kho, do đó cần lập bộ mã vật liệu thống nhất để quản lý vật liệu theo từng kho.

Chẳng hạn như:

TK152.1.01 Nguyên vật liệu chính ở kho A TK 152.1.02 Nguyên vật liệu chính ở kho B ....

TK 152.2.01 Nguyên vật liệu phụ ở kho A TK 152.2.02 Nguyên vật liệu phụ ở kho B

Việc phân loại một cách cụ thể, tỉ mỉ nguyên vật liệu như trên có thể cung cấp thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng cho ban giám đốc cũng như các bộ phận có liên quan. Đồng thời, khi phân loại nguyên vật liệu như vậy thì khi xác định kết quả và tính giá thành của công trình rất rõ ràng, cụ thể.

Ý KIẾN 3: Về việc lập sổ danh điểm vật liệu

Sau khi phân loại và sử dụng tài khoản cấp hai của TK 152, theo em Xí nghiệp thoát nước số 2- thuộc Công ty TNHH NN một thành viên thoát nước Hà nội nên tiến hành xây dựng và lập sổ danh điểm vật liệu nhằm thống nhất tên gọi, quy cách, kí mã hiệu của từng nguyên vật liệu trong xí nghiệp. Danh điểm của nguyên vật liệu sẽ được sử dụng để được ghi vào Thẻ kho và các Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Việc lập Sổ danh điểm nguyên vật liệu như vậy sẽ giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được tốt, kế toán nguyên vật liệu sẽ chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vi tính hoá kế toán nguyên vật liệu, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biến động của nguyên vật liệu phục vụ yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Việc lập Sổ danh diểm nguyên vật liệu ở xí nghiệp có thể được thực hiện như sau:

Báo cáo thực tập tổng hợp

Đơn vị... sổ danh điểm vật tư.

TT Danh điểm Nhóm Danh điểm 152.1.01 NVL ở kho A 152.1.01.1 ống vật liệu: - ống thép φ159 - ống thép φ 114 m m 170.000 101.000 ... ... ... ... ... ... ... 152.1.02 NVL ở kho B 152.1.02.1 Xi mang Bỉm Sơn: - Lô 386 - Lô 412 Tấn Tấn 704.550 704.550 ... ... ... ... ... ... ... 8

Báo cáo thực tập tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý KIẾN 4: Thay đổi phương pháp hạch toán nguyên vật liệu

Như trên đã trình bày, công tác hạch toán chi tiết quá trình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại xí nghiệp áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những doanh nhiệp có ít chủng loại vật tư, nhưng trong mấy năm gần đây, quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp liên tục được mở rộng, chủng loại vật tư phong phú, mức độ nhập xuất cao. Nếu tiếp tục phương pháp này sẽ xảy ra sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán, khối lượng công việc cồng kềnh phức tạp. Do đó cần có biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.

Để khắc phục nhược điểm khi áp dụng phương pháp thẻ song song, trên cơ sở những đặc điểm của hiện vật hiện có trong xí nghiệp, theo em kế toán vật tư nên áp dụng hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư. Phương pháp này tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủ kho, đảm bảo số lượng chính xác, kịp thời.

Theo phương pháp này, ở kho thực hiện việc ghi chép tương tự như phương pháp thẻ song song, chỉ khác ở chỗ là cuối tháng trên cơ sở số liệu của thẻ kho, thủ kho lập số dư do kế toán chuyển đến.

Trên phòng kế toán, kế toán vật liệu chỉ theo dõi sự biến động nhập - xuất - tồn vật liệu về mặt giá trị trên bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho. Số liệu giữa bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn phải phù hợp với số liệu ghi trên sổ số dư.

Trình tự ghi sổ theo phương pháp này được mô tả ở phần thứ nhất. Ở đây xin đưa ra một số mẫu sổ mà kế toán sử dụng theo phương pháp này.

Báo cáo thực tập tổng hợp

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp thoát nước số 2 - Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Thoát Nước Hà Nội (Trang 44 - 49)