Truyền thông xã hội-Chương trình Trách nhiện của Doanh nghiệp vớ

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

Cộng đồng

Có những chào hàng sản phẩm

tốt nhất

Truyền thông xã hội có hiệu quả - Sản phẩm hấp dẫn nhất - Kênh bán hàng tốt nhất - Chất lượng dịch vụ tốt nhất - Giá tốt nhất Chứng tỏ doanh nghiệp THỰC SỰ có TRÁCH NHIỆM với cộng đồng

Theo định nghĩa khá hoàn chỉnh của Nhóm phát triển kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển

chung của xã hội”.

Hãy nghĩ đến 3 từ mà CSR đại diện cho:

+Hợp tác-Điều cần thiết cho một công ty tồn tại và phát triển là yếu tố căn bản

chính cho CSR.

+Xã hội-Khả năng dành cho xã hội và cộng đông hưởng lợi từ mối quan hệ lâu dài với công ty hay nhà máy trong sự đầu tư tốt nhất của họ.

+Trách nhiệm-Định ra mối quan hệ thông minh giữa việc kinh doanh và cộng đồng xung quanh

Quazi và O’Brien (2000) phân tích CSR gồm hai bộ phận cấu thành, là trách nhiệm của doanh nghiệp và kết quả của những cam kết xã hội. Mỗi doanh nghiệp có chính sách chính thức về trách nhiệm xã hội thường nói rất rõ: Trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp là chứng tỏ thái độ có trách nhiệm trong nhiều vấn đề (Xem sơ đồ

dưới đây). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải đơn thuần là hoạt động

tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện mà là tổng thể các tiêu chí thể hiện sự cam kết và tuân thủ của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Sơ đồ 3.1. Những vấn đề cơ bản thuộc trách nhiệm xã hội (CSR)

Trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng trong việc duy trì thành công của doanh nghiệp. Các khách hàng quan tâm đến CSR, nhà đầu tư có trách nhiệm, nhà hoạch định chính sách và tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới ngày càng quan tâm tới tác động của toàn cầu hoá đối với cuộc sống của người lao động, môi trường và phát triển cộng đồng. CSR được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. CSR trở thành nhân tố chính cần xem xét trong các quyết định của đầu tư có trách nhiệm. Khi doanh nghiệp được công chúng ghi nhận là có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp đó sẽ được công chúng tin tưởng, điều đó tác động trực tiếp đến số khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay giới thiệu doanh nghiệp cho các khách hàng tiềm năng khác.

Ngoài doanh tiếng, doanh nghiệp còn thu được nhiều lợi ích khác như quan hệ

Đóng góp cho cộng đồng XH Quan hệ tốt với người lao động Bảo vệ môi trường CSR

Đảm bảo lợi ích cho cổ đông

Lợi ích & an toàn cho khách hàng Thực hiện tốt trách

nhiệm với nhà cung cấp

Bên cạnh đó, CSR giúp các doanh nghiệp có cùng những dòng sản phẩm giống nhau trở nên khác biệt; giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ vững chắc với chính phủ; cung cấp những chủ để truyền thông thú vị và mang lại giá trị thiết thực.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các chiến dịch CSR cần phải có sự tham gia của các nhân viên trong doanh nghiệp và ngoài ra, doanh nghiệp phải có khả năng đánh giá được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch truyền thông

Các phương tiện truyền thông thường dùng cho một chiến dịch CSR cũng cần được đặc biệt quan tâm đến như:

- Quan hệ công chúng - Quảng cáo

- Bản tin ngắn - Các cuộc thi tuyển - Tổ chức sự kiện

G’brand nên tập trung triển khai các hoạt động CSR với những lưu ý sau đây:

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w