Nhược điểm công tác bán hàng của xí nghiệp 26.3 – Công ty Cổ phấn 26 –

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần 26 - Xí nghiệp 26.3 (Trang 53 - 55)

26 – Bộ Quốc Phòng.

Bên cạnh những ưu điểm đó, công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Xí nghiệp đứng trên một góc độ nào đó thì vẫn còn những tồn tại mà Xí nghiệp có khả năng cải thiện để thực hiện có hiệu quả hơn.

Thứ nhất: Về sổ chi tiết bán hàng.

Hiện nay xí nghiệp sử dụng sổ chi tiết TK5111, TK 5112, TK5114, TK5122 để ghi các nghiệp vụ liên quan đến tình hình nhập, xuất thành phẩm, hàng hóa tương ứng với từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng hoá; Doanh thu bán thành phẩm; Doanh thu thành phẩm xuất dùng nội bộ; Doanh thu thành phẩm nội bộ. Hệ thống sổ này được lập chung cho tất cả các loại thành phẩm và hàng hoá của doanh nghiệp. Xí nghiệp chưa sử dụng sổ chi tiết doanh thu cho từng loại nhóm thành phẩm, hàng hoá, hay từng đơn đặt hàng. Mặc dù kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, hàng hoá chỉ được thể hiện ở sổ chi tiết kết quả kinh doanh của tháng.

Hệ thống tài khoản của Xí nghiệp đã tuân thủ đúng theo chế độ kế toán của Nhà nước. Đối với các tài khoản chi tiết ngoài các tài khoản chi tiết đã được quy định trong chế độ tài khoản kế toán thì việc mở và sử dụng các tài khoản chi tiết do doanh nghiệp tự quyết định phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng TK 5114 - Doanh thu xuất dùng nội bộ để phản ánh số thành phẩm hàng hoá xuất đi cơ lý, chào hàng. Tài khoản này đã được quy định trong hệ thống tài khoản của Nhà nước với tên gọi là “doanh thu trợ cấp - trợ giá” với nội dung phản ánh số doanh thu của sản phẩm được nhà nước bảo hộ trợ cấp, trợ giá.

Như vậy, việc sử dụng TK 5114 ở xí nghiệp với nội dung khác với quy định của nhà nước là chưa chính xác và rất dễ gây hiểu nhầm thông tin đối với người sử dụng thông tin.

Thứ ba: Về kế toán chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng của Xí nghiệp 26.3 là toàn bộ chi phí liên quan tới công tác bán hàng tại xí nghiệp như: Vật tư bao gói, sản phẩm xuất chào hàng, chi phí tiếp khách phục vụ cho công tác bán hàng...Chi phí bán hàng của doanh nghiệp được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng, khi phân bổ chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm thì chi phí bán hàng của phân xưởng nào thì phân bổ cho sản phẩm của phân xưởng đó sản xuất ra. Tuy nhiên trên sổ chi tiết bán hàng thể hiện chung cho toàn Xí nghiệp. Xí nghiệp không mở chi tiết chi phí bán hàng cho từng phân xưởng. Cuối kỳ khi tập hợp và phân bổ để xác định kết quả kinh doanh cho từng sản phẩm kế toán phải thực hiện cộng gộp, lọc trực tiếp trên máy. Như vậy, người sử dụng thông tin đặc biệt là người quản lý doanh nghiệp khó khăn khi cần thông tin về chi phí bán hàng từng phân xưởng tại một thời điểm bất kỳ.

Như đã trình bày ở trên, sản phẩm của Xí nghiệp 26.3 được sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của Cục quân nhu - Bộ quốc phòng với nhóm hàng quốc phòng phục vụ cho nhu cầu của quân đội. Khi sản phẩm hoàn thành, trước khi giao cho kho của cục chuyên ngành sản phẩm được trung tâm kiểm nghiệm chất lượng của Cục quân nhu kiểm định phân loại phẩm cấp của sản phẩm. Đối với sản phẩm loại B, Xí nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu bằng 95% đơn giá của sản phẩm loại A, việc giảm trừ này được ghi trực tiếp trên hoá đơn GTGT. Điều này dẫn đến tình huống tổng khoản thanh toán của cùng một số lượng sản phẩm thuộc cùng một loại sản phẩm có đơn giá loại A ở 2 lần tiêu thụ là khác nhau do tỷ lệ phẩm cấp của sản phẩm đó trong từng lần tiêu thụ là khác nhau.Tuy nhiên trên sổ chi tiết phải thu khách hàng - đối tượng: KHO quân nhu chưa thể hiện được phẩm cấp của sản phẩm, dẫn đến hiểu sai lệch thông tin về đơn giá của sản phẩm cho người sử dụng thông tin.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần 26 - Xí nghiệp 26.3 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w