Quản lý nội bộ:

Một phần của tài liệu Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại công ty sài gòn Tourist (Trang 54 - 58)

- Khác hở phòng đơn đóng chênh lệch 300 Eur /1 khách

2.4. Quản lý nội bộ:

Web định hướng KH còn các PM quản lý phục vụ công ty. Thực tế, ứng dụng ở công ty DVLH Saigontourist cho thấy, cả 2 hướng triển khai ứng dụng CNTT quan trọng như nhau và mang lại hiệu quả như nhau. Ứng dụng CNTT vào công ty đã mang lại những hiệu quả lớn. Việc công ty tiếp tục đầu tư sâu rộng vào CNTT đã một phần chứng tỏ điều đó.

Trong các giải pháp nội bộ của công ty DVLH Saigontourist có :

 Hệ thống quản lý tour (tích hợp hệ thống kế toán)  Hệ thống bán vé tự động;

 Quản lý thông tin nội bộ.

Khi công ty ngày càng có nhiều đối tác, KH, nhân viên bán hàng sẽ phải quản lý rất nhiều thông tin. Được cấp quyền, họ có thể sử dụng hệ thống quản lý thông tin nội bộ để nắm vững các dịch vụ, thậm chí tra cứu các tin tức trong ngành để làm việc tốt hơn.

Hệ thống quản lý tour của công ty DVLH Saigontourist ghi nhận thông tin từ :

 Bán tour của nhân viên bán hàng vào cơ sở dữ liệu (CSDL);  Lãnh đạo tổng kết tour;

 Kế toán kiểm tra tình hình doanh thu, công nợ;

 Các văn phòng ở xa và văn phòng Saigontourist – Chợ Lớn đều kết nối về trung tâm

Hệ thống bán vé của công ty DVLH Saigontourist được triển khai đầu tiên ở văn phòng C - Chợ Lớn, cho thị trường nội địa. Khi đó, các nơi còn phải gọi hỏi trung tâm về số lượng vé tồn. Bây giờ, hệ thống cập nhật đầy đủ thông tin về vé (vé tour, vé phòng khách sạn) và kết nối với trung tâm của các hãng hàng không (các hãng hàng không cung cấp giải pháp chạy trên kết nối ADSL, cho phép kiểm tra chuyến

bay, đặt chỗ...).

Đánh giá chung:

Khó có thể so sánh dịch vụ hỗ trợ du khách của công ty DVLH Saigontourist với các doanh nghiệp (DN) đồng ngành trên thế giới. Chúng ta thua nhiều ở khâu thanh toán trực tuyến. Trên thế giới, hoạt động này đã đi vào cuộc sống từ khá lâu. Trong khi đó, mãi tận đến năm 2007, công ty Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist (DVLH Saigontourist) mới bắt đầu quan tâm đến thương mại điện tử.

Thông tin hỗ trợ trên các web DL Việt Nam có thể so với các nước trên thế giới. Thế giới dùng web 2.0 thì Việt Nam cũng dùng web 2.0. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng trực tuyến đã và đang được triển khai ở Việt Nam vẫn chủ yếu dành cho tương lai. Ở nước ngoài, sự hợp tác giữa các DN mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.

Các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT tốt hơn

So với cấp quản lý, ứng dụng CNTT trong khối DN DL được đầu tư mạnh hơn, khai thác sâu hơn cho hoạt động của DN. Nguyên nhân là DN đã ý thức rất rõ lợi ích của ứng dụng CNTT trong hoạt động của mình, thể hiện ở số máy trạm và máy chủ trang bị, sử dụng. Theo kết quả khảo sát 52 DN DL, trung bình mỗi DN có 62,7 máy trạm và 2,3 máy chủ. Trong đó: tổng công ty DL Sài Gòn – SaigonTourist có tới 25 máy chủ, khách sạn Caravelle có 20 máy chủ. 63% DN có từ 50-500 máy trạm, còn lại có dưới 20 máy trạm. Tất cả máy tính đã được sử dụng cho: soạn thảo văn bản 100%; hỗ trợ nghiệp vụ 98%; truy cập Internet 98%; kết nối với mạng cấp

trên 37%; sử dụng thư điện tử 100%; phục vụ công tác quản lý 90%. Chỉ có 2 DN không có mạng nội bộ (chiếm 3,8%), còn lại đều đã có mạng LAN có dây (90%)

hoặc LAN không dây (52%).

100% các DN truy cập Internet để trao đổi email, tìm thông tin: 96% giao dịch với đối tác; 90% nghiên cứu thị trường và 54% sử dụng dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tỷ lệ dùng Internet để thanh toán trên mạng đạt 27%. 49 DN đã có website. Tỷ lệ này khá cao, chứng tỏ các DN đã có ý thức về vai trò của CNTT trong quảng bá sản

phẩm DL.

Có 33/52 DN xây dựng CSDL, trong đó chủ yếu là quản lý: nhân sự 44%; khách hàng (KH) 42%; điều hành tour 37%; kế toán tài chính 93%. Các DN DL thực sự chú trọng bộ phận chuyên trách CNTT gồm: 63% DN có bộ phận CNTT; 33% có lãnh đạo quản lý CNTT. Vấn đề bảo mật thông tin cũng đạt mức cao: 56% có tường lửa; 85% sử dụng các chương trình diệt virus. Một số DN cho rằng, thiếu kinh phí và nhân sự chuyên trách gây cản trở ứng dụng. Tuy nhiên, số này không quá 19%.

4. Giải pháp:

_ Tổ chức các lớp đào tạo, tuyên truyền, phổ cập về TMĐT sâu rộng trong khắp mọi nơi để TMĐT không còn là hình thức xa lạ đối với mọi người, mà trở thành một công cụ tiện lợi và hữu ích trong mọi lĩnh vực, nhằm rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức.

_ Nhà nước và chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để doanh nghiệp có thể áp dụng TMĐT dễ dàng hơn, tránh mang lại những rắc rối và hậu quả không đáng có.

_ Triển khai công nghệ hỗ trợ TMĐT, thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT; Hợp tác quốc tế về TMĐT.

_ Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về TMĐT cho cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý nhà nước, DN và người dân hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của việc ứng dụng TMĐT trong sản xuất và kinh doanh.

_Tổ chức các khóa đào tạo về tiếp thị trên mạng nhằm giúp nắm vững cách thức tham gia và kinh doanh bằng TMĐT;

_ Phát triển dịch vụ thương mại công trực tuyến để phục vụ DN và người dân thành phố. _ Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT;

_ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại trên mạng Internet.

_ Nhằm hỗ trợ cho các DN tham gia và ứng dụng TMĐT, Sở Công thương đã ký Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công thương để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện giao dịch trên môi trường mạng.

_ Cần liên kết sâu rộng hơn nữa giữa các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn và ngân hàng để trở thành một tổ hợp vận động nhịp nhàng và ăn khớp trong mọi khâu của tất cả các quá trình từ thông tin của công ty đến việc mua bán và thanh toán an toàn, tạo độ tin cậy trong lòng khách hàng.

Kết luận:

_ Như vậy TMĐT ra đời đóng vai trò là một dấu ngoặc lớn cho sự phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế và xã hội. Ngày nay, không cần đi đâu xa, chỉ với chiếc máy tính nối mạng và một cú click chuột là có thể biết được mọi hoạt động xảy ra trên khắp thế giới. Trong ngành du lịch nói riêng, TMĐT đã góp phần to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đến với du khách, giúp du khách dễ dàng chọn lựa cho mình một nơi du lịch hài lòng nhất, một khách sạn hợp ý nhất và một công ty lữ hành tốt nhất mà không cần phải đi đâu xa. Với những tính năng vượt trội như vậy, ngày nay TMĐT trở thành một kênh kinh doanh đặt biệt quan trọng mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. TMĐT giúp kết nối các doanh

nghiệp cùng ngành dễ dàng hơn, đem lại lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp trong nhiều mặt. Khi mà mọi thông tin đều được số hóa thì vấn đề bảo mật trở nên an toàn và giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lí thông tin khách hàng để từ đó đưa ra những nhận xét, báo cáo cũng như lập các dự báo nhu cầu trong tương lai và hoàn thiện hệ thống hiện tại.

_ Có thể nói rằng, TMĐT là một lĩnh vực mới hình thành nhưng lại có những cú nhảy đột phá mang tính lịch sử và mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống văn minh của con người. Chính vì lí do đó mà hơn lúc nào hết, doanh nghiệp cần luôn chú tâm xây dựng trang thương mại điện tử của mình phát triển và trở thành kênh trọng yếu trong công ty.

Một phần của tài liệu Tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại công ty sài gòn Tourist (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w