Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 55 - 57)

a. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính

Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính được hiểu là sự xuất hiện ngày càng tăng của các tổ chức, định chế tài chính.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các đối thủ cạnh tranh này tạo ra áp lực đối với các NH trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động phát triển thương hiệu nói chung. Khi có sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính điều đó cũng đồng nghĩa với việc các NH có thể sẽ phải lưu tâm đến việc phát triển thương hiệu NH mình hơn.

Ngược lại, tại thị trường có áp lực cạnh tranh thấp, các NH có thể chưa lưu tâm nhiều đến việc phát triển thương hiệu của mình.

b. Sự gia tăng chi phí chung của nền kinh tế

Sự gia tăng chi phí chung của nền kinh tế có thể là nguyên nhân do lạm phát gia tăng.

Khi chi phí chung trong nền kinh tế có xu hướng tăng, chi phí cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, các NH nói riêng cũng có xu hướng tăng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các NH. Kết quả là để đảm bảo không bị thua lỗ, các ngân hàng sẽ phải thực hiện cắt giảm chi phí. Và việc cắt giảm chi phí cho Marketing hay phát triển thương hiệu là hoàn toàn có thể. Như vậy, nếu chi phí chung trong nền kinh tế có xu hướng tăng sẽ được cho là một nhân tố bất lợi trong việc phát triển thương hiệu của NH.

Ngược lại, khi chi phí chung này giảm thì đó lại là một điều thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu.

c. Hệ thống luật pháp

Hệ thống luật pháp của một quốc gia, bao gồm tất cả các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm

quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về thương hiệu nói riêng rõ ràng, chặt chẽ, thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung hoạt động phát triển thương hiệu nói riêng.

Ngược lại, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, rườm rà, không rõ ràng lại là rào cản đối với hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động phát triển thương hiệu nói riêng của các doanh nghiệp cũng như các NH trong nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA AGRIBANK

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 55 - 57)