Sắc bén của công cụ gia công

Một phần của tài liệu Giáo trình chạm khắc gỗ pptx (Trang 34 - 37)

Mặc dù đã có sự chạm khắcợ giúp của một số máy móc nhưng khâu chạm khắc vẫn chủ yếu dùng những dụng cụ truyền thống như các loại đục. Những dụng này rất đa dạng về hình dạng và kích thước, mỗi một dụng cụ có một năng riêng từ khâu đục phá, gọt, hoàn thiện dáng và cấu tạo, nao,tỉa. Với những khâu này thì ở các làng nghề chưa có sự can thiệp của máy móc, mà chất lượng chạm khắc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào dụng cụ chạm khắc và tay nghề của người thợ. Chính vì thế độ sắc bén của công cụ cắt là rất quan trọng. Trong đục vỡ là quá trình tạo nên dáng vóc của sản phẩm cho nên nhát đục phải sắc ngọt không được để sơ sước gỗ huặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ vì thế yêu cầu công cụ phải sắc bén, lựa theo chiều thớ gỗ để đục lấy bỏ đi từng phần gỗ gọn gàng sạch sẽ.

Trong khâu gọt thường dùng các loại chàng huặc đục. Lưỡi công cụ không được nhấn quá sâu vào chi tiết, rất dễ bị lẹm đi chi tiết huặc tạo thành các vết gọt nham nhở. Công cụ gọt phải yêu cầu mài thật sắc bén mới gọt nhẵn và không làm sơ sước huặc gãy chi tiết, nếu công cụ không sắc thì khi đưa chàng huặc đục đi sẽ để lại những gợn trên gỗ huặt gây hiện tượng đục. Trong khâu hoàn thiện và cấu trúc chú ý nhiều đến kết cấu cân đối của toàn sản phẩm, phải đảm bảo tính sinh động của sản phẩm vì thế không được tuỳ tiện gọt sửa sai tỷ lệ, phải gọt bỏ những đường nét thô thiển để các nét chạm khắc đều sắc bén.

Nạo là công đoạn làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm, nạo phải đảm bảo yêu cầu tạo cho chi tiết có độ nhẵn bóng, lượt là ngay cả những phần tỉa

như lông chim, thú…Vì thế công cụ nạo phải được mài thật sắc phải nạo theo chiều xuôi thớ gỗ. Nếu công cụ nạo không sắc có thể làm sơ sước bề mặt gỗ, không bóng huặc có thể tạo cho gỗ bị lởm chởm vừa có thể làm nứt hoặc gãy chi tiết nhỏ. Trong khâu tỉa yêu cầu đường tỉa phải mềm mại, sắc nét, không gấp khúc và các đường tỉa phải đều đặn đảm bảo thẩm mỹ cho sản phẩm. Nếu công cụ tỉa không đảm bảo độ sắc thì sẽ làm cho bề mặt hay cạnh tỉa sơ và các đường tỉa không nét, với những chi tiết nhỏ mảnh do ma sát lớn giữchạm khắc lưỡi cắt và gỗ gây lực đẩy lại của gỗ có thể gây ra tách vỡ chi tiết làm hỏng cấu trúc tổng thể sản phẩm. Vì thế trước khi tiến hành gia công chúng ta phải kiểm tra độ sắc bén của công cụ có đạt được yêu cầu hay không, nếu chưa đạt phải mài lại cho thật sắc.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như sau:  Nguyên liệu

 Nguyên lý cắt gọt  Thông số chế độ cắt gọt

 Nguyên lý hoạt động của thiết bị  Tay nghề của người công nhân

2.2.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng công nghệ

Nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc nói chung là rất đa dạng, có thể sử dụng gỗ tự nhiên hoặc ván nhân tạo. Nhưng trong sản xuất đồ mộc chạm khắc truyền thống thì chỉ sử dụng gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ dạng tấm… Những loại nguyên liệu đó được cung cấp từ gỗ rừng tự nhiên hay gỗ rừng trồng, vì vậy chúng rất phong phú về chủng loại và rất phức tạp về kích thước. Nhưng nếu dùng để sản xuất thì nó phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định, những yêu

cầu đó phải gắn bó chặt chẽ với quá trình công nghệ, với yêu cầu của sản phẩm mộc, với thị hiếu và đặc biệt là tính kinh tế mà nó mang lại. Do vậy những tiêu chuẩn về nguyên liệu gỗ là không cố định, ta cần xác định những yêu cầu của chùng phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Song ta cần chú ý đến các yêu cầu sau:

Chủng loại gỗ: Ta xét tất cả các loại gỗ trong tiêu chuẩn hoá về phân loại gỗ nhưng phải chú ý đến giá cả và khả năng cung cấp trên thị trường, đến yêu cầu hay đòi hỏi của người tiêu dùng…

Hình dạng và kích thước: Thực chất hình dạng và kích thước của gỗ rất đa dạng và phong phú, nó biến động rất lớn. Song chúng ta có thể nói rằng đa số gỗ tròn có hình dạng giống nhau. Nhưng để gia công sản xuất đồ mộc được thuận lợi thì hình dạng gỗ phải nằm trong giới hạn cho phép và kích thước gỗ phải thoả mãn những yêu cầu nhất định.

Chất lượng gỗ: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với nguyên liệu. Nhưng tuỳ vào mục đích sử dụng mà nó có những chỉ tiêu yêu cầu cụ thể. Thông thường trong công nghệ xẻ mộc người ta dựa vào mức độ bệnh tật, hình dạng, kích thước gỗ để quyết định kỹ thuật xẻ sao cho đạt được chất lượng.

Gỗ là đối tượng gia công của ngành chế biến, nó có những tính chất đặc thù riêng. Vì vậy để hiểu được các hiện tượng sinh ra trong quá trình cắt gọt, chúng ta xét những tính chất của gỗ ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt.

Gỗ là vật liệu bất đẳng hướng, tính chất này ảnh hưởng lớn đến quá trình cắt gọt. Vì thế cần phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của tính chất này đến quá trình cắt gọt. Để nghiên cứu thì ta chia thành 3 dạng cắt gọt.

Cắt dọc thớ: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vectơ vận tốc song song với chiều thớ gỗ.

Cắt ngang: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vetơ vận tốc vuông góc với chiều thớ gỗ.

Cắt bên: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vectơ vận tốc vuông góc với mặt xuyên tâm.

2.2.1.1. Ảnh hưởng của cấu tạo gỗ đến chất lượng gia công

Có thể nói rằng gỗ được cấu tạo bởi những hệ thống ống mà bản thân các ống này có chiều dày thành ống khác nhau, sự sắp xếp của nó không theo một chiều hướng nhất định, sự liên kết theo phương chiều cũng khác nhau, do đó theo những hướng khác nhau thì sự ảnh hưởng cũng khác nhau. Hơn nữa sự sắp xếp về gỗ sớm và gỗ muộn thường xen kẽ nhau nên tạo ra những vật cản trong quá trình cắt gọt có tính chu kỳ, song những chu kỳ này cũng không có sự đồng nhất. Trong cấu tạo gỗ thì có rất nhiều các thành phần có ảnh hưởng như:

Một phần của tài liệu Giáo trình chạm khắc gỗ pptx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)