Phép đo nhiệt đô

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình mô phỏng quá trình điều khiển & hiển thị các thông số sinh học (Trang 44 - 45)

2. 2 Phép đo nhịp tim(HR)

2.5-Phép đo nhiệt đô

Các cảm biến được sử dụng thông dụng trọng các thiết bị đo nhiệt độ đó là các điện trở nhiệt. Sự thay đổi giá trị điện trở theo nhiệt độ được xác định bằng mạch cầu và được hiển thị bằng một nhiệt kế. Dải đo nhiệt độ cho cơ thể người thường từ 30 – 420C.

Trong trường hợp hiển thị số thì các mạch điện thường xử lý trong monitor được biểu diễn trên hình 2.16. Ban đầu chuyển mạch S1, S2 được đặt như trong hình 2.16, trong trường hợp nàym điện áp trên Rref ( ở 00C) được đưa vào đầu không đảo của bộ khuếch đại A1. Tín hiệu từ A1 được đưa tới cả hai đầu đảo va không đảo của bộ khuếch đại A2. Tuy nhiên trong thời gian này tụ C ở đầu đảo của bộ khuếch đại A2 sẽ được nạp tới giá trị Vref 0C. Tại thời điểm mà vị trí các chuyển mạch được đảo lại và đầu vào cảu bộ khuếch đại A1 được lấy từ điện trở nhiệt. Đồng thời đầu vào đảo từ A1 đến A2 được nối mạch. Khi đó một điện thế dương lớn hơnVref0C xuất hiện tai đầu vào không đảo của bộ khuếch đại A2. Sự khác nhau giữa đầu vào đảo và đầu vào không đảo của bộ khuếch đại A2 làm cho đầu ra của nó bị âm. Trong thời gian này, tụ C phóng điện qua R2 cho đến khi điện áp trên tụ C cân bằng với điện áp trên RT. Khi hai đầu vào của bộ khuếch đại A2 trở nên cân bằng thì đầu ra của nó lại trở lại giá trị dương. Trên thực tế thì các mạch FET được sử dụng cho các chuyển mạch S1, S2, Các xung tần số cao sẽ được đếm trong

khoảng thời gian mà nhiệt độ được xác định. Trong các hệ thống theo dõi bệnh nhân có hai kênh đo nhiệt độ thường được sử dụng. Cũng giống như việc ghi đo điện tim, ở đây các mạch ra cũng phải được cách ly qua cặp biến đổi quang điện.

Hình 2.16. sơ đồ khối chi tiết đo nhiệt độ hiển thị số trực tiếp

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình mô phỏng quá trình điều khiển & hiển thị các thông số sinh học (Trang 44 - 45)