Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa nhà

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 45)

nhỏ của Việt Nam

Trong thời gian qua , nhà nước đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNVN phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời mở rộng liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Chính sách khuyến khích đầu tư

Với chính sách khuyến khích đầu tư, việc ban hành luật khuyến khích đầu tư trong nước, chính phủ trợ giúp thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định khi DNVVN đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực hoặc tại một số địa bàn.

Song song đó, chính phủ cũng khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các thể nhân góp vốn đầu tư vào các DNVVN dưới các hình thức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tính đến 4/2005, cả nước đã có tất cả hơn 16 nghìn dự án được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với tổng số vốn đầu tư thực hiện trên 231 nghìn tỉ đồng, thu hút hơn 1,81 triệu lao động. Tính bình quân mỗi dự án có số vốn đầu tư khoảng hơn 14 tỉ đồng và thu hút hơn 110 lao động.

Đồng thời,chính phủ khuyến khích các địa phương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001; bộ tài chính đã ban hành thông tư số 42/2002/TT-BTC ngày 07/5/2002 hướng dẫn thực hiện quyết định 193 và ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số 06/2003/TT-NHNN ngày 10/4/2003.Tuy nhiên, do còn thiếu tính khả thi của uyết định 193 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 sửa đổi, bổ sung quyết định 193, bộ tài chính ban hành thông tư số 93/2004/TT-BTC thay thế thông tư số 42 nêu trên. Tuy nhiên,cho đến nay mới có 3 tỉnh Tây Ninh, Trà Vinh và Yên Bái

đã thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN và đã đi vào hoạt động, một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Đà Nẵng... đang triển khai thành lập,tuy nhiên tốc độ triển khai còn rất chậm.

Chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh

Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN quy định:

Thứ nhất, căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế , xã hội, quy hoạch và kế hoạch

sử dụng đất, chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN có mặt bằng sản xuất phù hợp.

Thứ hai,nhà nước xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho các DNVVN đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo bộ kế hoạch và đầu tư thì tính đến thời điểm tháng 8/2005 mới có khoảng trên 200 khu công nghiệp nhỏ và vừa được quy hoạch và xây dựng để giải quyết về mặt bằng sản xuất cho DNVVN. Tuy nhiên,điều này cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu mặt bằng của khu vực doanh nghiệp này ,mỗi khu công nghiệp cũng chỉ giải quyết được khoảng 20 DNVVN là đã quá tải, do các tiêu chí đưa ra cho các doanh nghiệp để được xét vào các khu công nghiệp này cũng rất khắt khe.

Thứ ba, ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác

về sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Chính sách về thị trường và tăng khả năng cạnh tranh

Chính sách này tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề:

- Các bộ ngành, địa phương chỉ đạo, tạo điều kiện để DNVVN tiếp cận thông tin về thị trường, giá cả, trợ giúp DNVVN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dồng thời trợ giúp việc trưng bày sản phẩm, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm của DNVVN.

- Chính phủ tạo điều kiện để DNVVN tham gia cung ứng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng vốn ngân sách, ưu đãi đặt hàng cho các DNVVN đáp ứng yêu cầu.

- Khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhà nước và DNVVN, thúc đẩy chuyền giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN.

Trong giai đoạn đã trải qua, các doanh nghiệp lớn và DNVVN đã có sự liên kết hợp tác với nhau thông qua 3 hình thức cơ bản:

- Hình thức mạng lưới : Các tổng công ty nhà nước thường lựa chọn hình thức liên kết này thông qua quan hệ hợp đồng với các DNVVVN để tìm kiếm nguồn bán thành phẩm đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra ,liên hiệp các xí nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp theo ngành nghề, các dạng thầu phụ công nghiệp.

- Hình thức cụm công nghiệp: với khoảng trên 90 khu công nghiệp, khu chế xuất và hàng trăm cụm công nghiệp quy mô nhỏ phân bổ trên khắp cả nước đã hình thành được mối quan hệ kinh doanh hiệu quả giữa các doanh nghiệp.

- Hình thức đối tác kinh doanh chiến lược: điển hình là công ty Unilever Việt Nam đã hình thành mạng lưới trên 300 công ty vệ tinh hoạt động rất hiệu quả, đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Chính sách về xúc tiến xuất khẩu

Với chính sách này chính phủ cũng khuyến khích DNVVN tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Để thực hiện chính sách trên thì bộ kế hoạch và đầu tư đã trình chính phủ chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của DNVVN giai đoạn 2004-2008. Thủ tướng cũng đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 783/CP-KHTH ngày 8/6/2004, theo đó trợ giúp xuất khẩu DNVVN được thực hiện theo các chương

trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia hàng năm.Tuy nhiên, trên thực tế DNVVN rất khó khăn và hầu như chưa được hưởng sự trợ giúp này.

Chính sách trợ giúp về thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực

Bộ kế hoạch và đầu tư luôn phối hợp các cơ quan và tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp cung cấp cho các DNVVN thông tin cần thiết nhất. Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN thông quan chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN. Thủ tướng đã phê duyệt chương trình này cho giai đoạn 2004-2008 tại quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004. Mục tiêu trước mắt của chương trình này đặt ra là cung cấp những kiến thức cần thiết về thành lập doanh nghiệp cho doanh nhân và những người có ý định thành lập doanh nghiệp,điều này nhằm mục đích khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, trợ giúp DNVVN xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu... Còn về lâu dài thì mục tiêu lớn nhất là thúc đẩy và tạo điều kiện để các DNVVN tăng khả năng cạnh tranh và phát triển cả về số lượng và chất lượng hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh.

Luôn luôn khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp DNVVN trong việc cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thi hành quyết định 143/2004 thì bộ kế hoạch và đầu tư đã ban hành quyết định 1347/QĐ-BKH ngày 24/11/2004 về việc ban hành quy chế về quản lý thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN giai đoạn 2004-2008 đồng thời bộ tài chính đã ban hành thông tư số 09/2005/TT-BTC ngày 28/1/2005 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN giai đoạn 2004-2008.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 45)