Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động Marketing xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

khẩu trong các doanh nghiệp.

Hiện nay, nhà nước đã và đang có sự quan tâm quản lý nhất định đến các hoạt động thuộc lĩnh vực Marketing thể hiện ở sự ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên,trong hệ thống pháp luật hiện nay cũng còn có nhiều điểm gây tranh cãi đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ nhất, phải nhanh chóng bổ sung những văn bản pháp quy để điều chỉnh và hướng dẫn một số hoạt động Marketing xuất khẩu mà trước đây chưa có văn bản nào điều chỉnh nhà nước càng cần phải có sự đi trước một bước trong việc ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh. Thực tiễn hoạt động và phát triển của hoạt động Marketing xuất khẩu cho thấy nó có thể gây nhiều nguy cơ xâm hại đời sống riêng tư của người tiêu dùng, dễ gian dối lừa gạt... Do vậy, rất cần có sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và hướng hoạt động marketing trực tiếp ở Việt Nam ngay từ đầu đã phát triển theo đường lối chính quy đúng đắn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cần bổ sung những văn bản dưới luật, những văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể các chủ thể pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có những căn cứ cần thiết tổ chức việc thực hiện các văn bản này được tốt hơn.

Sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước cần nhắm vào những lĩnh vực mà bản thân từng doanh nghiệp không đủ sức tiến hành hoặc đầu tư không có hiệu quả, hoặc chỉ từng doanh nghiệp làm thì chưa đủ. Cụ thể là:

- Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cần coi trọng và đặc biệt nên tập trung chú ý tuyên truyền sâu rộng những nội dung và ý nghĩa đích thực của hoạt động marketing xuất khẩu trong toàn xã hội.

- Nhà nước cũng cần hình thành một hệ thống thu thập, phân tích xử lý và phổ biến những thông tin cần thiết chuyên đề về Marketing xuất khẩu để đáp ứng nhu cấu thông tin của doanh nghiệp, dưới dạng cho không hoặc bán lại. Trước hết và tối thiểu là các thông tin về văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động Marketing xuất khẩu, tiếp đến là những thông tin về thị trường khách hàng và các thông tin về thị trường thế giới.

- Tạo điều kiện đồng thời thúc đẩy sự phát huy tác dụng của các Hiệp hội như: Hội Marketing, Hiệp hội quảng cáo và Hội bảo vệ người tiêu dùng. Nhà nước cũng là người trung gian gắn kết các Hiệp hội này lại để cùng phục vụ tốt hơn cho hoạt động Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

- Quan tâm và tạo điều kiện để phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực về Marketing xuất khẩu. Hiện tại nhân lực có trình độ trong các hoạt động marketing là rất ít và yếu trong khi các cơ sở đào tạo lại rất hiếm.

Thứ hai, đổi mới tổ chức bộ máy điều hành của Nhà nước về Marketing xuất khẩu theo một số hướng sau:

- Không nên để quá nhiều cơ quan khác nhau cùng tham gia điều hành mà phải phân công phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan này.

- Trong trường hợp nếu có nhiều cơ quan tham gia điều hành thì phải có cơ quan đóng vai trò là người tổng chỉ huy để kết nối và thống nhất quản lý.

- Các cơ quan nhà nước luôn giữ vai trò điều hành quản lý.Tuy nhiên Marketing xuất khẩu cần phải là những tổ chức độc lập, chuyên nghiệp có biên chế, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Tránh tình trạng thiết lập các tổ chức đa chức năng, trong đó nội dung quản lý về Marketing được coi như là nhiệm vụ thứ yếu bổ sung thêm vào.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)