Nhận xét chung vê công tác kế toán NVL tại công ty CP Thạch Bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thạch Bàn (Trang 41 - 43)

CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN

3.1. Nhận xét chung vê công tác kế toán NVL tại công ty CP Thạch Bàn

Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Thạch Bàn đã tăng cường sản xuất kinh doanh để đạt được kế hoạch đề ra, bên cạnh đó công ty cũng luôn coi trọng chất lượng sản phẩm đã đầu tư mua sắm thiết bị, dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại để đưa vào sản xuất cho năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt. Có được kết quả như hiện nay một phần là nhờ công ty đã có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, công ty đã bố trí các phòng ban đảm nhiệm phù hợp.

- Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm năng động, sáng tạo, có đội ngũ công nhân lành nghề

3.1.2. Ưu điểm

3.1.2.1. Ưu điểm chung

Kế toán với vai trò là một công cụ quản lý kinh tế tài chính sắc bén được đầu tư đúng mức đã và đang góp một phần không nhỏ trong việc tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở Công ty Cổ phần Thạch Bàn.

Công ty Cổ phần Thạch Bàn lựa chọn hình thức Nhật ký chung rất phù hợp cho việc phân công lao động kế toán, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống chứng từ công ty sử dụng tương đối đầy đủ và hoàn thiện bao gồm những chứng từ bắt buộc và những chứng từ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chính vì sự chặt chẽ này nên có thể nói hệ thống chứng từ của công ty đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý.

Về hệ thống tài khoản của công ty sử dụng hầu hết các tài khoản phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh.

Về hệ thống báo cáo, công ty sử dụng hầu hết các loại báo cáo điều này đã giúp cung cấp thông tin tương đối đầy đủ.

Về hệ thống sổ sách: Từ khi hình thức sổ kế toán mới được áp dụng đến nay phòng kế toán đã có một hệ thống sổ sách kế toán chặt chẽ, liên quan với nhau.

3.1.2.2. Ưu điểm về kế toán nguyên vật liệu

- Thứ nhất: Về quản lý với việc tổ chức công tác kế toán khá chặt chẽ ở các khâu. Em nhận thấy việc hạch toán nguyên vật liệu ở công ty đã đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như yêu cầu của Bộ Tài chính. Kế toán vật tư đã có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ với các phần hành kế toán khác và các phòng ban như phòng vật tư, thủ kho, từ việc nhập chứng từ đến việc phản ánh lên sổ kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình sử dụng, dự trữ cho người quản lý.

- Thứ hai: Về tình hình cung cấp vật liệu của công ty gồm nhiều loại, các hoạt động nhập xuất lại diễn ra thường xuyên đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu này công ty đã tổ chức khá tốt đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, chính xác về mẫu mã, chất lượng…

- Thứ ba: Việc hạch toán tổng hợp công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với doanh nghiệp lớn.

Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán số liệu, thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy.

- Thứ tư: phân loại và tính giá nguyên liệu: Nguyên vật liệu tại công ty được phân loại một cách rõ ràng và được mã hóa tương ứng trên máy tính. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu là theo phương pháp tính giá thực tế, mọi trường hợp nhập kho vật liệu được tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến giá thực tế vật liệu nhập kho. Giá xuất kho là giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, tuy việc sử dụng phương pháp này sẽ làm khối lượng công tác kế toán tập trung vào

cuối kỳ nhưng do được thực hiện trên máy vi tính nên đã khắc phục được nhược điểm này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thạch Bàn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w