Trong công tác kế toán NVL tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương có sử dụng hai tài khoản chính để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm NVLlà:
- TK 152: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại vật tư như bao bì, nhãn mác, chai…
- TK 156: Bên cạnh phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại hàng hoá, thành phẩm còn phản ánh cả số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại hoá chất là NVL để sản xuất thuốc bảo vệ htực vật.
Mặt khác, để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại thành phẩm, kế toán trong công ty cũng sử dụng luôn TK 156.
Với đặc điểm trên, hệ thống các tài khoản của công ty gây nhiều khó khăn cho việc tra cứu và tìm hiểu về công tác kế toán hàng tồn kho. Hơn nữa, việc gộp các tài khoản vào với nhau sẽ không phản ánh chính xác được bản chất của những đối mà tài khoản đó phản ánh.
Ví dụ như TK 156 phản ánh cả số hiện có và tình hình tăng giảm ủa NVL và hàng hoá. Nhưng đặc điểm của NVL và hàng háo là khác nhau. NVL là tư liệu sản xuất, là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, trong khi hàng háo lại là yếu tố đầu ra. NVL tham gia vào quá trình sản xuất, trong khi đó
hàng háo lại là một yếu tố trong quá trình thương mại. Việc hạch toán chung NVL và hàng hoá vào cùng một tài khoản sẽ làm cho sự khác biệt giữa chúng mất đi.
Mặt khác, khi sử dụng hệ thống sổ sách của công ty, đối với những người mới tiếp cận hệ thống kế toán của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ như khi muón tìm sổ chi tiết NVL “Fenitrothion 96%”, nếu bình thường ta sẽ tìm ở mục “Chi tiết NVL”, nhưng đối với trường hợp này lại phải tìm ở “Chi tiết hàng hoá”. Sự khác biệt này sẽ gây cản trở lớn cho những người quan tâm đến tổ chức kế toán của công ty.
3.2.2. Về công tác tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Tại công ty, kế toán sử dụng phương pháp đơn giá bình quân cố dịnh để tính giá NVL xuất kho, có thể hạch toán khá chính xác giá trị NVL xuât sdùng cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên đơn giá NVL xuất kho chỉ có thể được tình bình quân vào cuối tháng nên chưa áp ứng được nhu cầu thông tin nhanh về vật tư. Để bảm bảo cung cấp thông tin hàng ngày và định kỳ, việc tính vốn thực tế của hàng xuất kho và tồn kho nên sử dụng đơn giá thực tế bình quân liên hoàn. Đặc biệt trong điều kiện kế toán máy thì việc sử dụng phương pháp này trở nên đơn giản, có thể tính được giá trị NVL ngay khi xuất, không những đảm bảo tính chính xác về mặt số liệu mà còn giúp kế toán theo dõi một cách cặt chẽ hơn giá trị NVL ở mỗi lần xuất dùng.
Theo phương pháp này đơn giá thực tế bình quân liên hoàn được tính như sau:
Đơn giá thực tế bình quân liên hoàn =
Trị giá thực tế NVL tồn sau lần xuất trước +
Trị giá NVL nhập lần này Số lượng NVL tồn sau lần xuất trước + Số lượng NVL nhập lần này
Do vậy trong mỗi trường hợp xuất kho NVL đơn giá được tính cho mỗi lần xuất là khác nhau và có thể phản ánh chính xác hơn giá trị NVL theo từng lần xuất một cách nhanh chóng và kịp thời.
Ví dụ: Tháng 8/2008, tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương có tình hình nhập, xuất NVL là Tango 800 WG (thùng-bao) – TTS_TANG_THUNG như sau.
Số lượng (kg) Số tiền (đồng)
Số dư đầu kỳ 364.100 569 783 118
Nhập trong kỳ 2 600.000 4 019 100 000
Theo cách tính đơn giá thực tế NVL xuất kho bình quân cố định, ta có: Đơn giá thực tế
NVL xuất kho
= 569 783 118 + 4 019 100 000 = 1 548 153 đ/kg 364.100 + 2 600.000
Khi có các nghiệp vụ xuất kho NVL – Tango 800WG, kế toán chỉ nhập số lượng. Đến cuối tháng, kế toán sử dụng cách tính đơn giá thực tế NVL xuất kho như trên theo phần mền đã cài đặt sẵn. Máy sẽ tự động tính đơn giá thực tế NVL xuất kho là 1 548 153 đ/kg và cuối tháng ta có sổ theo dõi chi tiết (biểu 2.07).
Tuy nhiên, cách tính này không đảm bảo cung cấp thông tin nhanh theo từng ngày, từng lần nhập, xuất NVL, phục vụ nhanh chóng các yêu cầu quản lý.
Nếu tính theo đơn giá bình quân liên hoàn ta có sổ theo dõi chi tiết như sau. (biểu số 3.01).
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CÔNG TY CỔ PHẦN BVTV 1 TW (VĂN PHÒNG)
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
156 – Hàng hoá
TTS_ TANG_ THUNG – Tago 800WG – thùng (bao)
Ngày
ghi sổ Chứng từ Diến giải
Nhập Xuất Tồn
Số Ngày SL Đơn giá Số tiền SL ĐG Số tiền SL ĐG Số tiền
Tồn đầu kỳ: 364.1 1564908 569783118 4/8/08 NM- 10366 4/8/08 Công ty -Nhập mua 200kg FILPRONIL 80%WG của Việt Thắng-Nhập kho HP. 200 1600000 320000000 1564908 564.1 1577349 889782570 8/8/08 NM- 10422 8/8/08 Công ty -Nhập mua 200kg FILPRONIL 80%WG của Việt Thắng-Nhập kho HP 200 1600000 320000000 1564908 764.1 1583277 1209781956 12/8/08 NM- 10450 12/8/08 Công ty -Nhập mua 200kg FILPRONIL 80%WG của Việt Thắng-Nhập kho HP 200 1600000 320000000 964.1 1586746 1529781819 14/8/08 NM- 106 14/8/08 Chi nhánh Hải Phòng- Nhập mua 2.000kg Tango 800WG của Dalian. 2000 1529550 3059100000 2964.1 1548153 4588880307 19/8/08 CH- 505HP 19/8/08
Nguyễn Công Trường-Chi phí nhận hàng từ cảng về.
3147428
31/8/08 XTP-
T08 31/8/08
CN HP- Xuất thành phẩm để sang chai đóng gói tháng T08/2008.
2150.8 1548153 3329767472 813.3 1548153 1259112835
3.2.3. Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay công ty mới chỉ áp dụng việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với thành phẩm sản xuất ra còn đối với NVL thì chưa quan tâm tới đây là yếu tố làm cho việc tính giá NVL xuất kho không chuẩn do sự biến động về giá cả của thị trường đặc biệt là thị trường NVL trong chế biến thuốc BVTV dẫn đến việc tính giá thành không chính xác trong các kỳ tính toán. Trong điều kiện hiện nay, để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho NVL sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro khi có sự biến động về giá. Đồng thời nhiều khi nó còn đóng vai trò là những bằng chứng quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ công ty. Và đây cũng là một nguyên tác thận trọng trong kế toán góp phần ổn định nền tài chính trong công ty.
3.2.4. Về việc tính giá NVL mua ngoài và hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ
Đối với NVL mua ngoài hiện nay công ty mới tính giá NVL nhập kho bằng giá NVL mua ngoài, còn chi phí phát sinh không tính phân bổ vào giá NVL nhập kho trong kỳ mà tính vào chi phí khác bằng tiền của chi phí sản xuất chung đối với vật liệu mua dùng cho sản xuất. Hạch toán theo phương pháp này tuy đơn giản trong tính toán song nó sai nguyên tắc đánh giá NVL, phản ánh không chính xác giá trị thực tế nhập - xuất - tồn, ảnh hưởng tới kết quả tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Về việc hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ việc quản lý NVL cũng như việc sử dụng lãng phí NVL là bởi công ty thường coi số vật tư xuất ra đều sử dụng hết nhưng trên thực tế số vật liệu vẫn chưa sử dụng hết mà chỉ còn lại ít.Vì vậy, công ty nên lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ của mỗi loại vật tư.
Đặc biệt là tránh tình trạng NVL thừa thiếu trong quá trình sản xuất đòi hỏi việc ghi chép của kế toán là hoàn toàn chính xác dựa vào nhập - xuất - tồn
trong kỳ và kế hoạch của phòng kinh doanh sẽ có kế hoạch nhập NVL cho hợp lý và chất lượng đảm bảo tránh tình trạng NVL nhập về thừa thiếu so với nhu cầu sản xuất và chất lượng không đảm bảo.
3.2.5. Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vât 1 trung ương, trê tài khoản 152 không theo dõi nhiên liệu và phụ tùng thay thế, mặc dù đây là hai loại NVL của công ty.
* Hiện nay tại công ty không có điều kiện để dự trữ, bảo quản nhiên liệu phục vụ cho sản xuất (ví dụ như xăng, dầu…), do vậy nhiên liệu mua về được đưa ngay xuống nơi sản xuất. Kế toán sẽ nhập dữ liệu theo định khoản như sau:
Nợ TK 627 (chi tiết cho tổ, kho) Có TK 111
Như vậy nhiên liệu không được theo dõi chi tiết, có thể gây nhẫm lẫn khi tổng hợp để xác định chi phí nhiên liệu trong tổng số chi phí NVL của quá trình sản xuất, và khó khăn khi phâ bổ cho các đối tượng chịu chi phí này.
Do vậy, công ty nên mở thêm vào tài khoản 152 phần nhiên liệu để theo dõi về các loại nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
Khi đó, có các nghiệp vụ phát sinh về mua nhiên liệu, kế toán sẽ nhập dữ liệu theo định khoản:
Nợ TK 152 (chi tiết từng loại nhiên liệu) Có TK 111
Nhiên liệu được xuất dùng ngay cho sản xuất, kế toán nhập dữ liệu theo định khoản:
Nợ TK 627 (chi tiết theo phân xưởng, tổ có nhu cầu sử dụng) Có TK 152 (chi tiết theo từng loại nhiên liệu)
Ví dụ: Căn cứ nhu cầu của tổ kho vận về việc mua dầu diezen phục vụ các xe chuyên chở của công ty trong tháng 8/2008. Tổng trị giá mua dầu diezen (Hoá đơn ngày 2/8/2008) là: 800.000đ và đưa ngay vào sản xuât. Kế toán nhập dữ liệu theo định khoản như sau:
(1) Nợ TK 152 800.000
Có TK 111 800.000
(2) Nợ TK 627 (chi tiết: tổ kho vận) 800.000 Có TK 152 800.000
* Hiện nay tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1- trung ương, phụ tùng thay thế là một loại hàng tồn kho nhưng lại được theo dõi trên tài khoản 153 - đối với loại có giá trị nhỏ, phân bổ một lần và tài khoản 142 - đối với loại có giá trị lớn, phân bổ từ hai lần trở lên. Công ty không theo dõi riêng phụ tùng thay thế trên tài khoản 152. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phụ tùng thay thế, kế toán nhập dữ liệu theo định khoản:
Nhập phụ tùng thay thế: Nợ TK 153 (hay TK 142) Có TK 331
Xuất phụ tùng thay thế: Nợ TK 627 (hay TK 642) Có TK 153 (hay TK 142)
Từ thực tế trên, công ty cần mở thêm vào tài khoản 152 phần phụ tùng thay thế vì phụ tùng thay thế là một loại NVL công ty mua về có nhập kho nên cần theo dõi trên tài khoản hàng tồn kho. Mặt khác, theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 153 chỉ sử dụng để theo dõi các khoản chi phí trả trước. Tài khoản 142 chỉ phản ánh giá trị của phụ tùng thay thế như một khoản chi phí trả trước trong trường hợp loại phụ tùng thay thế đó có giá trị lớn, được phân bổ hai lần trở lên. Vì vậy với việc mở thêm phần phụ tùng thay thế trong tài khoản 152, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về phụ tùng thay thế, kế toán sẽ phản ánh trực tiếp trên tài khoản 152.
Ví dụ : Trong tháng 8/2008, do yêu cầu sửa chữa đường ống dẫn thuốc nước, công ty cần mua thêm đoạn ống dẫn D13 có chiều dài 10mét, trị giá là 30triệu đồng, được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tháng 8/2008. Khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ liên quan, kế toán ghi định khoản như sau:
Nợ TK 152 (chi tiết: ống dẫn D13) 30.000.000
Có TK 3311 30.000.000 Trong tháng 8/2008, kế toán phân bổ chi phí về phụ tùng thay thế này vào chi phí sản xuất chung theo định khoản:
Nợ TK 627 30.000.000
Có TK 152 (chi tiết: ống dẫn D13) 30.000.000
Như vậy, phụ tùng thay thế là loại ống dẫn D13 được theo dõi, quản lý riêng trên tài khoản 152 – NVL chứ không quản lý trên TK 153 – công cụ, dụng cụ.
3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích này mỗi doanh nghiệp có một biện pháp khác nhau, tuy nhiên một trong những biện pháp cơ bản được hầu hết các doanh nghiệp cùng quan tâm đó là không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu cũng góp phần thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới áp lực của cơ chế thị trường, của môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện về cơ chế quản lý, quy trình sản xuất và cả công tác kế toán, trong đó có kế
toán NVL. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kế toán NVL phải đảm bảo các nguyên tác sau:
- Phải tuân thủ chế độ quy định của Nhà nước đã ban hành như các chuẩn mực kế toán, luật kế toán, các thông tư hướng dẫn, hệ thống tài khoản, mẫu sổ bắt buộc của Bộ tài chính…
- Đảm bảo nguyên tác phù hợp và sự vận dụng linh hoạt vời tình hình cụ thể của đơn vị.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu là nội dung quan trọng của công tác quản lý kinh tế. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập được tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguyên vật liệu và quản lý công ty. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản giúp ban lãnh đạo công ty năm được tình hình và chỉ đạo sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu có phản ánh chính xác đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ thị đúng đắn. Vì vậy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải không ngừng được hoàn thiện.
Những kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập đã giúp em củng cố được những kiến thức đã học trong trường và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Trong chuyên đề này, em đã cố gắng phản ánh một cách đầy đủ, trung thực những ưu điểm, những cố gắng của công ty đồng thời cũng nêu lên một số giả pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chuyên đề này còn có những điều thiếu sót. Một lần nữa em kinh mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lời và các anh chị trong phòng kế toán cùng các phòng ban của công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản chuyên đề này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 3
1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương 3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty PSC.1 3