Về việc tính giá NVL mua ngoài và hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương (Trang 69)

Đối với NVL mua ngoài hiện nay công ty mới tính giá NVL nhập kho bằng giá NVL mua ngoài, còn chi phí phát sinh không tính phân bổ vào giá NVL nhập kho trong kỳ mà tính vào chi phí khác bằng tiền của chi phí sản xuất chung đối với vật liệu mua dùng cho sản xuất. Hạch toán theo phương pháp này tuy đơn giản trong tính toán song nó sai nguyên tắc đánh giá NVL, phản ánh không chính xác giá trị thực tế nhập - xuất - tồn, ảnh hưởng tới kết quả tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Về việc hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ việc quản lý NVL cũng như việc sử dụng lãng phí NVL là bởi công ty thường coi số vật tư xuất ra đều sử dụng hết nhưng trên thực tế số vật liệu vẫn chưa sử dụng hết mà chỉ còn lại ít.Vì vậy, công ty nên lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ của mỗi loại vật tư.

Đặc biệt là tránh tình trạng NVL thừa thiếu trong quá trình sản xuất đòi hỏi việc ghi chép của kế toán là hoàn toàn chính xác dựa vào nhập - xuất - tồn

trong kỳ và kế hoạch của phòng kinh doanh sẽ có kế hoạch nhập NVL cho hợp lý và chất lượng đảm bảo tránh tình trạng NVL nhập về thừa thiếu so với nhu cầu sản xuất và chất lượng không đảm bảo.

3.2.5. Về kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vât 1 trung ương, trê tài khoản 152 không theo dõi nhiên liệu và phụ tùng thay thế, mặc dù đây là hai loại NVL của công ty.

* Hiện nay tại công ty không có điều kiện để dự trữ, bảo quản nhiên liệu phục vụ cho sản xuất (ví dụ như xăng, dầu…), do vậy nhiên liệu mua về được đưa ngay xuống nơi sản xuất. Kế toán sẽ nhập dữ liệu theo định khoản như sau:

Nợ TK 627 (chi tiết cho tổ, kho) Có TK 111

Như vậy nhiên liệu không được theo dõi chi tiết, có thể gây nhẫm lẫn khi tổng hợp để xác định chi phí nhiên liệu trong tổng số chi phí NVL của quá trình sản xuất, và khó khăn khi phâ bổ cho các đối tượng chịu chi phí này.

Do vậy, công ty nên mở thêm vào tài khoản 152 phần nhiên liệu để theo dõi về các loại nhiên liệu trong quá trình sản xuất.

Khi đó, có các nghiệp vụ phát sinh về mua nhiên liệu, kế toán sẽ nhập dữ liệu theo định khoản:

Nợ TK 152 (chi tiết từng loại nhiên liệu) Có TK 111

Nhiên liệu được xuất dùng ngay cho sản xuất, kế toán nhập dữ liệu theo định khoản:

Nợ TK 627 (chi tiết theo phân xưởng, tổ có nhu cầu sử dụng) Có TK 152 (chi tiết theo từng loại nhiên liệu)

Ví dụ: Căn cứ nhu cầu của tổ kho vận về việc mua dầu diezen phục vụ các xe chuyên chở của công ty trong tháng 8/2008. Tổng trị giá mua dầu diezen (Hoá đơn ngày 2/8/2008) là: 800.000đ và đưa ngay vào sản xuât. Kế toán nhập dữ liệu theo định khoản như sau:

(1) Nợ TK 152 800.000

Có TK 111 800.000

(2) Nợ TK 627 (chi tiết: tổ kho vận) 800.000 Có TK 152 800.000

* Hiện nay tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1- trung ương, phụ tùng thay thế là một loại hàng tồn kho nhưng lại được theo dõi trên tài khoản 153 - đối với loại có giá trị nhỏ, phân bổ một lần và tài khoản 142 - đối với loại có giá trị lớn, phân bổ từ hai lần trở lên. Công ty không theo dõi riêng phụ tùng thay thế trên tài khoản 152. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phụ tùng thay thế, kế toán nhập dữ liệu theo định khoản:

Nhập phụ tùng thay thế: Nợ TK 153 (hay TK 142) Có TK 331

Xuất phụ tùng thay thế: Nợ TK 627 (hay TK 642) Có TK 153 (hay TK 142)

Từ thực tế trên, công ty cần mở thêm vào tài khoản 152 phần phụ tùng thay thế vì phụ tùng thay thế là một loại NVL công ty mua về có nhập kho nên cần theo dõi trên tài khoản hàng tồn kho. Mặt khác, theo chế độ kế toán hiện hành, tài khoản 153 chỉ sử dụng để theo dõi các khoản chi phí trả trước. Tài khoản 142 chỉ phản ánh giá trị của phụ tùng thay thế như một khoản chi phí trả trước trong trường hợp loại phụ tùng thay thế đó có giá trị lớn, được phân bổ hai lần trở lên. Vì vậy với việc mở thêm phần phụ tùng thay thế trong tài khoản 152, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về phụ tùng thay thế, kế toán sẽ phản ánh trực tiếp trên tài khoản 152.

Ví dụ : Trong tháng 8/2008, do yêu cầu sửa chữa đường ống dẫn thuốc nước, công ty cần mua thêm đoạn ống dẫn D13 có chiều dài 10mét, trị giá là 30triệu đồng, được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tháng 8/2008. Khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ liên quan, kế toán ghi định khoản như sau:

Nợ TK 152 (chi tiết: ống dẫn D13) 30.000.000

Có TK 3311 30.000.000 Trong tháng 8/2008, kế toán phân bổ chi phí về phụ tùng thay thế này vào chi phí sản xuất chung theo định khoản:

Nợ TK 627 30.000.000

Có TK 152 (chi tiết: ống dẫn D13) 30.000.000

Như vậy, phụ tùng thay thế là loại ống dẫn D13 được theo dõi, quản lý riêng trên tài khoản 152 – NVL chứ không quản lý trên TK 153 – công cụ, dụng cụ.

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp

Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích này mỗi doanh nghiệp có một biện pháp khác nhau, tuy nhiên một trong những biện pháp cơ bản được hầu hết các doanh nghiệp cùng quan tâm đó là không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu cũng góp phần thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới áp lực của cơ chế thị trường, của môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện về cơ chế quản lý, quy trình sản xuất và cả công tác kế toán, trong đó có kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán NVL. Tuy nhiên, việc hoàn thiện kế toán NVL phải đảm bảo các nguyên tác sau:

- Phải tuân thủ chế độ quy định của Nhà nước đã ban hành như các chuẩn mực kế toán, luật kế toán, các thông tư hướng dẫn, hệ thống tài khoản, mẫu sổ bắt buộc của Bộ tài chính…

- Đảm bảo nguyên tác phù hợp và sự vận dụng linh hoạt vời tình hình cụ thể của đơn vị.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu là nội dung quan trọng của công tác quản lý kinh tế. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập được tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguyên vật liệu và quản lý công ty. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản giúp ban lãnh đạo công ty năm được tình hình và chỉ đạo sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu có phản ánh chính xác đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ thị đúng đắn. Vì vậy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải không ngừng được hoàn thiện.

Những kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập đã giúp em củng cố được những kiến thức đã học trong trường và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế. Trong chuyên đề này, em đã cố gắng phản ánh một cách đầy đủ, trung thực những ưu điểm, những cố gắng của công ty đồng thời cũng nêu lên một số giả pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chuyên đề này còn có những điều thiếu sót. Một lần nữa em kinh mong sự góp ý của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lời và các anh chị trong phòng kế toán cùng các phòng ban của công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bản chuyên đề này.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 3

1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương 3

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty PSC.1 3

1.2.1. Lịch sử hình thành 3

1.2.2. Một số thành tích đã đạt được 4

1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty PSC.1 7

1.3.1. Đặc điểm hoạt động bọ máy quản lý 7

1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 9

1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất, quy trình công nghệ 15

1.4.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 15

1.4.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 17

1.5. Tổ chức công tác kế toán ở PSC.1 18

1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty 18

1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty 20

1.5.3. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 24

2.1. Khái quát chung về NVL tại công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 trung ương 24

2.1.1. Khái niện NVL 24

2.1.2. Tính giá NVL tại PSC.1 24

2.1.2.1. Đánh giá NVL nhập kho 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2. Đánh giá NVL xuất kho 25

2.2. Hạch toán chi tiết NVL tại PSC.1 28

2.2.1. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng 28

2.2.2. Thủ tục nhập kho NVL ở PSC.1 31

2.2.3. Thủ tục xuất kho NVL ở PSC.1 34

2.2.4. Kế toán chi tiết NVL tại PSC.1 37

2.3. Hạch toán tổng hợp NVL tại PSC.1 52

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 61

3.1. Những ưu điểm của kế toán NVL tại PSC.1 61

3.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện kế toán NVL tại PSC.1 65

3.2.1. Về hệ thống tài khoản sử dụng trong công tác kế toán NVL 65

3.2.2. Về công tác tính giá NVL xuất kho 66

3.2.3. Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 69

3.2.4. Về việc tính giá NVL mua ngoài và hạch toán vật tư còn lại cuối kỳ 69 3.2.5. Về kế toán tổng hợp NVL 70

3.3. Điều kiện để thực hiện các giả pháp 72

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương (Trang 69)