Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam (Trang 56 - 58)

Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đáng lưu ý cần khắc phục. Đặc biệt đối với ngành xây dựng cơ bản là một hoạt động phức tạp, quy mô nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày lớn.

Về tổ chức luân chuyển chứng từ:

Một trong những đặc điểm nổi bật của ngành xây lắp là các công trình thi công thường ở xa trụ sở của Công ty, điều này đã làm cho việc cập nhật chứng từ từ các công trình thi công khó khăn, mặc dù tại các đội thi công đều

có nhân viên chịu trách nhiệm thu thập chứng từ và lập bảng kê nhưng tất cả lại được nộp lên phòng kế toán cùng một thời điểm là vào cuối tháng hoặc cuối quý, đó là còn chưa kể đến việc nhiều đội còn không thể chuyển chứng từ lên đúng thời hạn do một vài yếu tố khách quan làm chậm việc quyết toán và tính giá thành công trình.

Về hạch toán chi phí

- Về chi phí NVL:Chi phí NVL là một trong những yếu tố chi phí đầu vào chiếm một tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm xây lắp, Công ty đã giao cho các đội tự mua sắm vật tư theo dự toán được duyệt, điều này có thể dẫn đến hiện tượng các đội trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch giá. Do đó có thể sẽ dẫn đến chất lượng công trình bị giảm sút, làm giảm uy tín của Công ty.

- Về chi phí nhân công trực tiếp: Một đặc thù khác của ngành xây lắp đó là số lượng công nhân thuê ngoài rất lớn và với tính chất công việc là làm theo mùa vụ nên khi cần thì đối tượng này mới được gọi và họ không được hưởng chế độ đãi ngộ nào. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với công nhân thuê ngoài, với hình thức này thì ở một mức độ nhất định nào đó có thể làm nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa vì những công nhân có mức năng suất khác nhau trong cùng một điều kiện lao động lại được nhận những khoản thù lao như nhau do đó không khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động.

- Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty đã không theo dõi và hạch toán chi tiết theo tài khoản cấp 2 đối với các khoản mục thuộc chi phí sử dụng máy thi công như các khoản mục về chi phí công nhân điều khiển máy, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, và chi phí khác bằng tiền mà gộp tất cả vào TK623. Điều này đã gây

không ít khó khăn cho kế toán trong việc kiểm tra, kiểm soát trong việc tổng hợp số liệu trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty không trích trước chi phí sửa chữa máy thi công nên khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, Công ty phân bổ 50 % vào chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng chi phí của công trình đang thi công.

- Với chi phí SXC: cũng giống như chi phí sử dụng máy thi công, công ty đã không hạch toán chi tiết các khoản mục của chi phí SXC.

Về công tác giá thành:

Công ty chưa loại khỏi giá thành công trình hoàn thành phần vật liệu còn lại chuyển cho công trình khác hoặc nhập lại kho. Điều này sẽ làm cho giá thành công trình bị đẩy lên.

Về xác định thiệt hại trong sản xuất thi công:

Tại các công ty xây dựng, thiệt hại do ngừng sản xuất vì lý do thời tiết hoặc do phá đi làm lại là không tránh khỏi. Tuy nhiên kế toán chi phí sản xuất ở công ty không có khoản này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Năng lượng và Hạ tầng Việt Nam (Trang 56 - 58)