Phương pháp cải tạo ao

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo (Trang 29 - 31)

Cải tạo ao là một trong những khâu kỹ thuật rất quan trọng mà bất cứ người nuôi cá nào cũng phải thực hiện trước mỗi vụ nuôi, vì ngay trong đáy ao có thể tồn tại nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau, đặc biệt các ao vừa kết thúc một vụ nuôi. Do đó việc tẩy dọn ao đìa trước mỗi vụ nuôi là những thao tác kỹ thuật rất quan trọng không chỉ để tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh, mà còn có ý nghĩa tạo ra môi trường thích hợp và ổn định. Đây là một công việc rất cần thiết và quan trọng nên khi được phỏng vấn thì có hầu hết nông dân có cách chuẩn bị khá giống nhau: đó là rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao và rải vôi hoặc rải muối và sau đó tiến hành phơi đáy ao; chỉ khác nhau ở chỗ có hộ rải vôi chiếm tỷ lệ 53,33%, trong khi đó 46,67% còn lại cho rằng rải vôi và kết hợp với muối thì

Nội dung Tần số Phần trăm (%)

- Vốn nhà và vốn vay của tư nhân - Vốn vay ngân hàng - Vốn nhà tự có 26 3 1 86,67 10,0 3,33

hiệu quả cải tạo ao sẽ cao hơn (Bảng 6). Điều này cũng dễ hiểu bởi vôi thì có tác dụng nâng cao pH và diệt khuẩn, còn muối thì có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh sống trong môi trường nước ngọt. Rút cạn nước ao là thao tác đầu tiên khi tẩy dọn, có thể đào thải ra khỏi ao một lượng tác nhân là vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng rất lớn. Thời gian phơi đáy ao của mỗi nông dân đều khác nhau tùy theo thói quen và kinh nghiệm của họ thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 10 ngày, cách làm này có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh nhưng tốt nhất là nên phơi đáy ao từ 1-2 tuần lợi dụng nhiệt độ, độ khô và tác dụng diệt trùng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Còn việc bón vôi hay muối để sát trùng diệt tạp và nâng cao pH của ao nuôi, góp phần vào việc hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi cá lóc. Cách chuẩn bị ao này cũng được nông dân ở An Phú áp dụng và theo những hộ đã theo dõi và phỏng vấn thì cách làm này mang lại hiệu quả rất cao trong suốt vụ nuôi của họ.

Bảng 6: Phương pháp cải tạo ao của nông dân nuôi cá lóc trong vèo tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004

Nội dung Tần số Phần trăm (%)

Phương pháp

- Rút cạn nước,vét bùn ở đáy ao,bón vôi, phơi đáy ao.

- Rút cạn nước, vét bùn ớ đáy ao, bón muối, vôi, phơi đáy ao.

Tổng 16 14 30 53,33 46,67 100 Thời gian làm

8-10 ngày trước khi thả 4-7 ngày trước khi thả 1-3 ngày trước khi thả

Tổng 3 22 5 30 10,35 72,41 17,24 100

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)