Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo (Trang 35 - 36)

Cho cá ăn cũng là một khâu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng suất và sinh khối lúc thu hoạch cá nuôi. Giai đoạn cá còn nhỏ khoảng 40 g/con thì người nuôi tiến hành cho cá ăn nhiều lần trong ngày có thể là từ 3 đến 4 lần, thức ăn phải được rửa sạch và xay nhuyễn. Đến khi cá lớn hơn khoảng 250 g/con thì tiến hành cho cá ăn 2 lần trong một ngày vào buổi sáng (khoảng 8 hoặc 9 giờ) và buổi chiều (từ 4 đến 5 giờ). Trong một tháng cuối cùng trước khi bán thì đa phần nông dân chỉ cho cá ăn 1 lần trong ngày, theo họ cách cho ăn này cá vẫn tăng trọng bình thường. Tất cả nông dân ở đây đều cho cá lóc ăn bằng cách rải thức ăn lên sàng ăn (sàng ăn có thể làm bằng tre hoặc làm bằng lưới cước). Cách làm này có thể giúp họ quan sát được lượng thức ăn cũng như tình trạng sức khỏe của cá nuôi, giúp họ có thể điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, nếu không thì dễ dẫn đến tình trạng thức ăn dư thừa vừa mất hiệu quả kinh tế vừa làm ô nhiễm nước trong ao, dẫn đến tình trạng phải thường xuyên thay nước trong ao và làm tăng chi phí vận hành trong suốt vụ nuôi.

Hình 4.3. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân

4.3.4.7. Quản lý chất lượng nước ao

Việc quản lý chất lượng nước ao cũng là một khâu rất quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy nông dân quản lý chất lượng nước ao có chứa vèo cá lóc nuôi bằng các phương pháp như thay nước đinh kỳ (mỗi tuần thay một lần), quan sát màu nước và xử lý bằng hóa chất (Bảng 10). Quản lý chất lượng nước bằng phương pháp thay nước định kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), kế đến là quan sát màu nước (43,33%) và cuối cùng là xử lý nước ao bằng hóa chất mỗi khi nước ao bị ô nhiễm. Tùy vào kinh nghiệm nuôi, mà mỗi người nuôi có thể áp dụng một phương pháp khác nhau.

Bảng 10: Phương pháp quản lý chất lượng nước ao

Qua thực tế và kết quả theo dõi 3 hộ nuôi cho thấy, đối với những nông dân áp dụng việc thay nước ao theo định kỳ thì sẽ mang lại kết quả cao nhất, cá ít bị dịch bệnh và tăng trọng bình thường. Nhìn chung cách quản lý chất lượng nước ao của nông dân ở Phú Tân tương đối giống ở trường hợp nông dân ở Vĩnh Hội Đông huyện An Phú, quản lý chất lượng nước ao của mình bằng 3 cách nêu trên.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi cá lóc trong vèo (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)