III. Các chương trình và chính sách đã thực hiện
B. Giải pháp thực hiện
I. Quy hoạch phát triển bò thịt 1. §ịnh hướng chung:
công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.
a) Quy hoạch ngành chăn nuôi phải đảm bảo được một số yêu cầu sau: - Xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, đường quốc lộ, khu công nghiệp…;
- Phù hợp với từng loại vật nuôi và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng;
- Đảm bảo an toàn sinh học thông qua việc xây dựng chuồng trại; chọn lọc con giống; chọn lựa thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng; xây dựng tường rào ngăn cách; hệ thống xử lý chất thải; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi;
- Đất giành cho chăn nuôi theo yêu cầu đảm bảo từ 30 -50 năm trở lên; - Có cơ cấu đất hợp lý để trồng cỏ, trồng các loại cây thức ăn thô xanh cho đàn gia súc ăn cỏ.
b) Tổ chức, phát triển chăn nuôi theo theo hướng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện quản lý theo chuỗi sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra. Vì có phát triển theo hướng trang trại, tập trung mới quản lý được đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư thú y); có điều kiện áp dụng khoa học, công nghệ, tăng năng suất, hạ giá thành, quản lý dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; và tạo ra sản phẩm đồng đều, an toàn.
1.2) Tăng cường công tác cải tiến giống vật nuôi thông qua một số hoạt động:
- Nhập giống mới, giống năng suất cao từ các địa phương khác hoặc từ nước ngoài;
- Tổ chức tốt công tác theo dõi phối giống, ấp nở, chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm non đảm bảo có đủ giống tốt cung cấp cho người chăn nuôi.
- Hoàn thiện và xây dựng mới hệ thống Thụ tinh nhân tạo tại những vùng có đàn gia súc cái sinh sản tập trung, phân bổ những đực giống tốt để phối giống trực tiếp tại những nơi chưa có điều kiện về kỹ thuật và con người; quản lý, theo dõi chặt chẽ đàn đực giống đã và đang sử dụng;
- Theo dõi giám sát chặt việc buôn bán, vận chuyển giống vật nuôi.
- Khuyến khích việc công bố tiêu chuẩn chất lượng giống, xây dựng thương hiệu giống.
Các dự án cải tiến giống bò thịt, dự án giống bò sữa, dự án giống trâu, dự án giống lợn, dự án giống gà, dự án giống vịt, ngan sẽ tạo mọi điều kiện để hỗ trợ các tỉnh trên cơ sở các tỉnh phải chủ động phối hợp và triển khai.
1.3) Đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi thông qua một số nội dung cụ thể:
- Tổng hợp diện tích, sử dụng giống mới và áp dụng kỹ thuật gieo trồng để tăng năng suất ngô phục vụ ngành chăn nuôi.
- Thúc đẩy việc sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nâng tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này trong đàn vật nuôi của tỉnh. Tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rằng chăn nuôi trang trại cộng với thức ăn chăn nuôi công nghiệp (bao gói) sẽ cho sản phẩm hµng hoá đồng đều và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Hướng dẫn người chăn nuôi theo giai đoạn, phối chế khẩu phần ăn hợp lý nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng lợi dụng thức ăn, giảm chi phí thức ăn…;
- Bảo quản, chế biến, dự trữ thức ăn trong mùa khô, đông vµ mùa mưa; sử dụng nhiều hơn nguồn thức ăn thô xanh từ phụ phẩm ngành công nông nghiệp như: rơm, rạ, cây ngô, ngọn mía, b· mía, vỏ dứa, b· dứa, vỏ cà phê…. Nguồn phụ phẩm này ở các địa phương chưa được chú ý đúng mức;
- Giành đất để trồng cỏ, xem cỏ là cây trồng có giá trị trong cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt, xem trồng cỏ là một nghề, cỏ là hàng hoá.
1.4) Hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi an toàn cho nông dân
- Hướng dẫn người nông dân chăn nuôi an toàn từ khâu xây dựng chuồng trại, chọn lọc mua giống, lựa chọn loại thức ăn, níc uèng phù hợp đến kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường thậm chí cả vận chuyển, buôn bán, giết mổ.
- Hướng dẫn người dân vỗ béo gia súc, đặc biệt đối trâu bò. Trâu bò trước khi bán, giết mổ, nếu được vỗ béo 50-60 ngày, trâu bò sẽ tăng thêm khoảng 20-25% khối lượng cơ thể. Khối lượng tăng thêm này là thịt và thịt có chất lượng cao.
- Khuyến khích thực hiện cuộc vận động “3 không, 3 có” trong chăn nuôi. 3 không là: không thả rông, không sử dụng chất cấm và không dấu dịch: 3 có là: có chuồng nuôi, có tiêm phòng và có phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
1.5) Thú y
- Thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp ngăn chặn kịp thời dịch tai xanh, cúm gia cầm và lở mồm long móng trong đó ưu tiên cho công tác theo dõi,
giám sát chăn nuôi; vận chuyển, buôn bán giết mổ gia súc và gia cầm. Nếu phát hiện có biểu hiện dịch bệnh phải bao vây, khống chế, tiêu độc, khử trùng… nhanh chóng dập tắt, không để dịch lây lan.
- Chủ động tiêm phòng dịch các bệnh nguy hiểm, trước mắt trong tháng 4, tháng 5 năm 2008 tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm H5N1 và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y.
1.6) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giống, thức ăn và các vật tư chăn nuôi góp phần tích cực vào công tác bình ổn giá và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.7) Tăng cường đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại
a) Đào tạo, tập huấn
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người chăn nuôi; các lớp đào tạo quản lý trang trại cho các chủ trang trại, cho người quản lý;
- Khuyến khích việc thăm quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa những người chăn nuôi với nhau.
b) Thông tin tuyên truyền
- Thông tin, tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước về chăn nuôi; về những vấn đề cấp bách đang diễn ra của ngành như: giống, thị trường, dịch bệnh…
- Tổ chức các trang thông tin về hỏi, đáp chăn nuôi và thú y trong tỉnh, trong vùng.
- Tổ chức các hội thi, triển lãm về giống, về thức ăn, về máy móc, dụng cụ, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi.
- Xây dựng thêm các chợ đầu mối buôn bán gia súc, gia cầm và các dụng cụ, vật tư phục vụ chăn nuôi.
- Khuyến khích, khen thưởng những người làm công tác giống tốt, những trang trại chăn nuôi có hiệu quả.
Phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của địa phương.
¸p dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, công tác giống và sinh sản bò thịt để tăng nhanh tiến bộ di truyền, năng suất và chất lương sản phẩm.
Các địa phương quy hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt phải gắn với các vùng sinh thái, đồng cỏ, vùng có phụ phẩm nông ,công nghiệp.
Hình thành một số vùng chăn nuôi tràng trại tập trung quy mô vừa và nhỏ tại các vùng thích hợp phát triển đồng cỏ như Duyên hải Miền Trung, Tây nguyên, Bắc trung bộ và miền núi Phía bắc; vùng có phụ phẩm nông, công nghiệp chế biến mía đường, dứa, rau quả và các loại nông sản khác như Đông Nam Bô, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
2.Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt
a) Vùng trung du miền núi phía bắc:
Phát triển các giống bò địa phương như bò H’Mông cho các tỉnh Hà Giang, Bắc kạn, Lai Châu, Sơn la… đồng thời tiếp tục cải tạo đàn bò Vàng địa phương theo hướng Zebu hoá.
Đối với cao nguyên Mộc châu-Sơn la, Sapa-Lào cai, Quảng bạ- hà giang có thể lai tạo giữa bò lai Zebu với các giống bò thịt tạo bò lai 75% máu ngoại.
b)Đồng bằng sông Hồng:
Tiếp tục chương trình Zebu hoá đàn bò. Trên cơ sở đàn bò nền lai Zebu hiện có(trên 53%) tiếp tục lai tạo với bò Brahman và các giống bò khác để tạo đàn bò thịt từ 75% máu ngoại trở lên. Một số cơ sở, trang trại có kinh nghiệm chăn nuôi bò lai Zebu có tỷ lệ máu trên 87,5% có thể nuôi các loại bò thịt thuần nhiệt đới. Phấn đấu đưa tỷ lệ bò lai Zebu lên 80% tổng đàn để tiếp tục nhân giống bò thịt cao sản và sản xuất thịt bò. Vùng ngoại thành Hà nội có thể nuôi bò thịt nhiệt đới thuần và lai tạo bò thịt năng xuất và chất lượng cao (BBB).
c)Bắc Trung Bộ:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá và lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ lai từ 25% hiện nay lên 35%. Phát triển các giống bò địa phương quý như bò Uđầu Rìu ở nghệ an và các giống bò địa phương khác.
Xây dựng và phát triển một số trang trại chăn nuôi bò thịt ở vùng trung du như Thường Xuân, Thọ Xuân, Lang Chánh… của Thanh hoá và nghĩa đàn, phủ quỳ… của nghệ an.
d)Duyên hải miền trung:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá. Riêng các tỉnh Bình Định, Phú yên, quảng ngãi… có thể lai tạo bò thịt 75% máu bò Zebu trở lên và xây dựng các trang traị chăn nuôi bò thịt theo hướng bán thâm canh và vỗ béo bò. Phát triển chăn nuôi bò thịt trang trại, sử dụng bò đực lai Zêbu cải tạo bò địa
e) Tây nguyên:
Tiếp tục cải tạo đàn bò theo hướng Zebu hoá bằng thụ tinh nhân tạo ở các vùng chăn nuôi tập trung và phối giống trực tiếp bằng bò đực lai Zebu tại các vùng chưa triển khai thụ tinh nhân tạo. Hình thành một số trang trại bò giống Zebu thuần tại Bảo Lộc, Đức Trọng và Đà Lạt – Lâm Đồng, lai tạo bò thịt 75% mau Zebu trở lên. Đưa tỷ lệ bò lai Zebu từ 15% hiện nay lên 25- 30%.
f) Đông nam bộ:
Do có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển rất thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các tỉnh miền đông nam bộ phát triển chăn nuôi bò thịt, cải tạo đàn bò địa phương và lai tạo bò thịt năng xuất cao. Các tỉnh bình dương, đồng nai đặc biệt là các huyện ngoại thành TP. HCM có thể phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh và xây dựng các trang trại giống bò thịt. Xây dựng các khu vỗ béo bò trước khi giết thịt tại Tp HCM, đồng nai, bình dương, đưa tỷ lệ bò lai từ 38% hiện nay lên trên 50-60%.
g) Đồng bằng sông cửu long:
Phát triển chăn nuôi bò thịt, giống bò thịt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương, đặc biệt các tỉnh có vùng đất cao, không bị úng ngập và vùng biên giới với Campuchia. Giống bò thịt ở vùng nay ngoài các giống bò địa phương nên sử dụng bò lai Zebu. Đưa tỷ lệ bò lai từ 25% lên 35%.
II. Phát triển giống, kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò1. Về giống: 1. Về giống:
Chiến lược về cải tiến công tác giống bò thịt của nước ta được chia làm 3 bước chính:
Bước 1: Chương trình cải tiến đàn bò Vàng Việt nam, 1958 đến 2020. Bước 2: Lai tạo bò thịt trong nước, từ 1978 đến 2020.
Bước 3: chương trình ngân giống bò thịt cao sản, từ 2003 đến 2015 và 2020.
Trong công tác giống bò của nước ta từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cần tiến hành các vấn đề sau:
- Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp TTNT hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zebu để tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%.
- Lai tạo, phát triển giống bò thịt lai của Việt nam có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối giống bằng TTNT với bò cái nền lai Zebu.
- Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống thịt cao sản nhập nhội phù hợp với điều kiện dân trí và sinh thái của từng vùng.
- Nhập khẩu nguồn gen: Nhập bò đực giống cao sản để sản xuất tinh bò thịt đông lạnh trong nước, nhập khẩu một số tinh, phôi bò thịt phục vụ cho lai tạo và nhan thuần giống bò thịt.
- Xây dựng hệ thống quản lý giống bò thịt thống nhất trên phạm vi cả nước.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình nhân giống bò thịt:
+ Tiến hành kiểm tra năng suất đực giống: Nâng cao chất lượng bò đực giống thịt tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada để nâng cao tiến bộ di truyền trên đàn bò thịt trong cả nước.
Xây dựng và nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trên phạm vi cả nước. Xây dựng hệ thống trạm TTNT bò đến tận các huyện có chăn nuôi bò phát triển, tập trung nhằm cung cấp vật tư TTNT, chuyển giao kỹ thuật phối giống…
Tăng cường năng lực và tran bị đủ mạnh cho hệ thống mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh đang tham gia dự án phát triển giống bò thịt theo chương trình giốngcủa bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nghiên cứu về giống: nghiên cứu chọn, tạo các công thức lai và nuôi thử nghiệm bò thịt thuần chủng năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt nam.
+ xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò thịt, chọn lọc cá thể; các phương pháp kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời sau đối với bò đực giống hướng thịt Việt nam.
2. Về thức ăn:
Căn cứ vào quy hoạch về phát triển chăn nuôi bò thịt của các địa phương, ngoài các diện tích trồng cỏ hiện có cần chuyển đổi hợp lí đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho chăn nuôi bò thịt trang trại và bò vỗ béo trước khi giết thịt. Cung cấp giống mới và phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản thức ăn thô xanh đảm bảo chất lượng cao.
Chế biến: áp dụng các phương pháp chế biến cỏ khô , cỏ đóng bánh, cỏ ủ để chăn nuôi bò thịt và vỗ béo bò ở nước ta trong thời gian tới.
Phụ phẩm nông, công nghiệp: Về rơm rạ hàng năm nước ta có khoảng 30 triệu tấn, số rơm rạ này nếu tận dụng hết có thể đủ nuôi số trâu bò hiện có nhưng thực tế số phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả cho chăn
nuôi nên hàng năm trâu bò vẫn thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông. cần áp dụng các biện pháp phơi khô, dự trữ, chế biến hợp lý hơn để cung cấp thức ăn thô cho bò vào mùa đông.
Phụ phẩm khác: thân cây ngô, mía sắn, khoai lang… khoảng 10 triệu tấn cần được chế biến , bảo quản và sử dụng có hiệu quả.
Sản xuất thức ăn xanh: Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi bò thịt phải dành diện tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ hỗn hợp năng suất cao nhằm chủ động có đủ thức ăn thô xanh cho bò thịt. Thâm canh cỏ để có năng suất 200 -250 tấn chất xanh/1ha đủ nuôi thâm canh từ 13-15 con bò thịt hoặc bán thâm canh từ 20-30 con. Cỏ hỗn hợp năng suất cao 350-400 tấn/ha/năm, có thể nuôi 20-30 bò thịt. Phát triển cỏ hỗn hợp, cỏ họ đậu để cải thiện chất lượng cỏ.
Thức ăn tinh: sử dụng hợp lý các nguồn tinh bột sắn, ngô, các loại khô