Phát triển giống, kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp &phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015 (Trang 62 - 66)

1. Về giống:

Chiến lược về cải tiến công tác giống bò thịt của nước ta được chia làm 3 bước chính:

Bước 1: Chương trình cải tiến đàn bò Vàng Việt nam, 1958 đến 2020. Bước 2: Lai tạo bò thịt trong nước, từ 1978 đến 2020.

Bước 3: chương trình ngân giống bò thịt cao sản, từ 2003 đến 2015 và 2020.

Trong công tác giống bò của nước ta từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cần tiến hành các vấn đề sau:

- Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp TTNT hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống lai Zebu để tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50%.

- Lai tạo, phát triển giống bò thịt lai của Việt nam có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối giống bằng TTNT với bò cái nền lai Zebu.

- Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống thịt cao sản nhập nhội phù hợp với điều kiện dân trí và sinh thái của từng vùng.

- Nhập khẩu nguồn gen: Nhập bò đực giống cao sản để sản xuất tinh bò thịt đông lạnh trong nước, nhập khẩu một số tinh, phôi bò thịt phục vụ cho lai tạo và nhan thuần giống bò thịt.

- Xây dựng hệ thống quản lý giống bò thịt thống nhất trên phạm vi cả nước.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình nhân giống bò thịt:

+ Tiến hành kiểm tra năng suất đực giống: Nâng cao chất lượng bò đực giống thịt tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada để nâng cao tiến bộ di truyền trên đàn bò thịt trong cả nước.

Xây dựng và nâng cấp hệ thống thụ tinh nhân tạo và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trên phạm vi cả nước. Xây dựng hệ thống trạm TTNT bò đến tận các huyện có chăn nuôi bò phát triển, tập trung nhằm cung cấp vật tư TTNT, chuyển giao kỹ thuật phối giống…

Tăng cường năng lực và tran bị đủ mạnh cho hệ thống mạng lưới thụ tinh nhân tạo bò ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh đang tham gia dự án phát triển giống bò thịt theo chương trình giốngcủa bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghiên cứu về giống: nghiên cứu chọn, tạo các công thức lai và nuôi thử nghiệm bò thịt thuần chủng năng suất cao phù hợp với điều kiện Việt nam.

+ xây dựng các tiêu chuẩn giám định chọn lọc giống bò thịt, chọn lọc cá thể; các phương pháp kiểm tra năng suất cá thể và kiểm tra đời sau đối với bò đực giống hướng thịt Việt nam.

2. Về thức ăn:

Căn cứ vào quy hoạch về phát triển chăn nuôi bò thịt của các địa phương, ngoài các diện tích trồng cỏ hiện có cần chuyển đổi hợp lí đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho chăn nuôi bò thịt trang trại và bò vỗ béo trước khi giết thịt. Cung cấp giống mới và phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản thức ăn thô xanh đảm bảo chất lượng cao.

Chế biến: áp dụng các phương pháp chế biến cỏ khô , cỏ đóng bánh, cỏ ủ để chăn nuôi bò thịt và vỗ béo bò ở nước ta trong thời gian tới.

Phụ phẩm nông, công nghiệp: Về rơm rạ hàng năm nước ta có khoảng 30 triệu tấn, số rơm rạ này nếu tận dụng hết có thể đủ nuôi số trâu bò hiện có nhưng thực tế số phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả cho chăn

nuôi nên hàng năm trâu bò vẫn thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông. cần áp dụng các biện pháp phơi khô, dự trữ, chế biến hợp lý hơn để cung cấp thức ăn thô cho bò vào mùa đông.

Phụ phẩm khác: thân cây ngô, mía sắn, khoai lang… khoảng 10 triệu tấn cần được chế biến , bảo quản và sử dụng có hiệu quả.

Sản xuất thức ăn xanh: Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi bò thịt phải dành diện tích đất thích hợp để trồng thâm canh các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghi nê, cỏ hỗn hợp năng suất cao nhằm chủ động có đủ thức ăn thô xanh cho bò thịt. Thâm canh cỏ để có năng suất 200 -250 tấn chất xanh/1ha đủ nuôi thâm canh từ 13-15 con bò thịt hoặc bán thâm canh từ 20-30 con. Cỏ hỗn hợp năng suất cao 350-400 tấn/ha/năm, có thể nuôi 20-30 bò thịt. Phát triển cỏ hỗn hợp, cỏ họ đậu để cải thiện chất lượng cỏ.

Thức ăn tinh: sử dụng hợp lý các nguồn tinh bột sắn, ngô, các loại khô dầu trong chăn nuôi bò ngoại và vỗ béo bò thịt.

3. Vỗ béo bò thịt:

Phổ biến quy trình vỗ béo bò thịt cho các đối tượng khác nhau:

Vỗ béo bò loại thải trước khi giết thịt: bò đã trưởng thành nhưng bò gầy, già, bò phế canh, bò cạn sữa thời gian 45-60 ngày theo chế độ nuôi nhốt và cho ăn theo nhu cầu và khả năng tối đa của bò theo chế độ nuôi “addlibitum”. Sử dụng khẩu phần cơ bản là cỏ xanh, thức ăn tinh bao gồm bột ngô, bột sắn, cám và bổ xung 4% ure trên 100kg VCK.

Vỗ béo bò tơ lỡ 15-18 hoặc 24 tháng bao gồm bò đực, bò cái hậu bị loại, bê đực sữa thời gian vỗ béo từ 90-120 ngày theo phương thức chăn nuôi thâm canh để sản xuất thịt bò chất lượng cao.

Thực hiện tốt việc vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt, tiêm phòng định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh của đàn bò, phòng trừ nội, ngoại ký sinh trùng, đặc biệt bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh LMLM.

Thực hiện tốt các biện pháp thú y đối với vận chuyển, nuôi tân đáo và giết mổ bò thịt đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp &phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w