và tăng cường vai trò của Nhà nước, Chính phủ
4.1. Tạo môi trường chính trị - xã hội và pháp lý ổn định, thuận lợi
Một là,giữ vững ổn định chính trị - xã hội
Chúng ta đều đã nhận thức khá rõ một môi trường chính trị ổn định, các thiết chế chính trị và pháp luật vững chắc đóng vai là những điều kiện tiên quyết quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và cạnh tranh nói riêng. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài, sự ổn định chính trị - xã hội có thể được xem là một lợi thế so sánh cần phát huy.
Để giữ vững và tăng cường hơn nữa sự ổn định chính trị - xã hội cần phải: + Tiếp tục đổi mới hơn nữa về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tư tưởng, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia. Yếu tố quyết định sự thành công đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò của Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lực phản động, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia… từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa.
+ Cùng với sự ổn định chính trị là chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ với khẩu hiệu “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại” [5, 197].
Hai là, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể kinh tế, nâng cao khả
năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Xây dựng khuôn khổ pháp lý mang tính chất tạo môi trường cho các chủ thể nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề cực kỳ quan trọng. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của các chủ thể kinh tế.
- Hoàn thiện và đảm bảo quyền tự do lựa chọn ngành nghề hay tự do gia nhập hoặc rời ngành đang kinh doanh, đang cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, chúng ta cần:
+ Quy định lại quy chế chuyển đổi hình thức pháp luật của doanh nghiệp. Có thể tiếp cận sự chuyển đổi này bằng cách ghi nhận sự chuyển đổi nếu doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện của loại hình doanh nghiệp mới theo quy định của pháp luật.
+ Bổ sung, sửa đổi quy định về vốn pháp định.
- Hoàn thiện và đảm bảo quyền tự chủ, quyền tự do liên doanh, liên kết trong các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế.
4.2 Cải cách nền hành chính quốc gia, tăng cường vai trò Nhà nước nhằm đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế bảo nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Cải cách hành chính
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới công tác xây dựng thể chế, trước hết là
thể chế kinh tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực; đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế - xã hội.
Thứ hai, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước bao gồm:
- Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong công việc.
- Kiện toàn bộ máy và tinh giản biên chế một cách cơ bản.
Thứ ba, đào tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với chương trình, nội dung sát hợp và thực tế.
- Thực hiện quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách công việc có quyền và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền.
- Thanh lọc những người quan liêu, vô trách nhiệm và những kẻ tham nhũng trong cơ quan Nhà nước.
- Tăng cường giáo dục và kiển tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức đi đôi với cải cách tiền lương.
Tăng cường đổi mới vai trò của Nhà nước
Một là, cần phải đổi mới tư duy và phương thức hoạt động của bộ máy quản
lý Nhà nước
Hai là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế bao gồm:
+ Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường. + Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế. + Đổi mới và hoàn thiện công tác kế hoạch hóa.
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách tài chính - tiền tệ và giá cả. + Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh hoạt động thông tin nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trên thị trường khu vực và quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp thì việc thu thập đủ thông tin và xử lý đúng thông tin là công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Bởi vì, có đủ thông tin nhà sản xuất mới biết sản xuất cái gì? Bán ở đâu? Và sản xuất bằng cách nào? Hơn thế nữa, đủ thông tin và xử lý đúng thông tin giúp cho chủ thể kinh doanh chớp lấy thời cơ trong kinh doanh hoặc phòng chống kịp thời những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà hiện nay các nhà quản lý kinh tế hiện đại xem thông tin là một yếu tố của quá trình sản xuất – kinh doanh mà thiếu nó không thể tiến hành sản xuất một cách bình thường được. Đặc biệt, điều đó lại càng quan trọng hơn trong sự bùng nổ thông tin hiện nay.
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 đổi mới, nước ta đã có những thay đổi lớn về nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế, từ chỗ kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước ngoặt đã làm thay đổi toàn bộ bộ đời sống kinh tế của dân ta. Từ chỗ đói nghèo, không đủ ăn nay chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế, lương thực, thực phẩm và nhiều sản phẩm khác không những đáp ứng được tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia đều có xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều tổ chức kinh tế được thành lập với sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Trong đó WTO là tổ chức thương mại lớn nhất, có quy mô toàn cầu. Gia nhập WTO là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới để phát triển kinh tế. Việt Nam với quan điểm mở rộng, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, với các tổ chức quốc tế và khu vực....Gia nhập vào tổ chức này là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cần nhận thức được rằng gia nhập vào WTO không phải là hoàn toàn thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà bên cạnh những cơ hội thì cũng tồn tại nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam cần phải vượt qua.
Trải qua hơn 3 năm Việt Nam tham gia vào WTO, những thành tựu mà chúng ta đạt được là đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vần tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, chúng ta phải luôn có giải pháp thích hợp vào từng thời điểm, từng giai đoạn
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.