Phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.DOC (Trang 32 - 34)

Ngày nay khoa học – công nghệ và giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của mọi nền kinh tế. Ở Việt Nam, sự hạn chế trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành kinh tế và cả nền kinh tế có một phần nguyên nhân do những bất cập từ phía khoa học – công nghệ, giáo dục. Đó là tình trạng: trình độ khoa học - công nghệ, giáo dục không đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế đang đẩy mạnh hội nhập vào khu vực và quốc tế; cơ cấu của hệ thống khoa học - công nghệ và cơ cấu của hệ thống giáo dục đào tạo còn lệch pha với cơ cấu của nền kinh tế, sự thiếu gắn kết giữa hoạt động khoa học – công nghệ, giáo dục đào tạo với hoạt động kinh tế.

2.1. Giải pháp phát triển khoa học- công nghệ

Một là, tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động kinh tế.

Thứ nhất, tạo lập phương thức mới gắn kết khoa học - công nghệ, sản xuất về

căn bản – đó chính là mối quan hệ dựa trên cơ chế thị trường. Cũng như mọi loại thị trường khác, thị trường công nghệ đòi hỏi chúng ta phải tiến hành các công việc: xây dựng chủ thể thị trường, xây dựng hệ thống pháp lý, cải tiến hệ thống quản lý.

- Ban hành đủ các văn bản cụ thể để thực thi quyền bảo hộ sáng chế.

- Nâng cao trình độ chuyên môn về bảo hộ và xử lý vi phạm quyền bảo hộ sáng chế của đội ngũ cán bộ trí thức, tăng cường trang thiết bị và các phương pháp hiện đại phát hiện và xử lý vi phạm quyền bảo hộ sáng chế. Bên cạnh biện pháp pháp lý, cần chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục thói quen tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

- Xúc tiến và xây dựng các chế tài, quản lý thị trường công nghệ như hệ thống cơ quan trọng tài, các điểm đăng ký hợp đồng công nghệ, các tổ chức quản lý các hợp đồng giao dịch công nghệ…; xác định các tổ chức môi giới thị trường như các cơ sở đại lý công nghệ, các trung tâm thuê mướn và trao đổi nhân lực khoa học - công nghệ.

Thứ hai, mở rộng quan hệ trực tiếp giữa các cơ quan khoa học - công nghệ với doanh nghiệp thông qua hợp đồng nghiên cứu. Ở đây, điều đáng chú ý là tăng cường sự nỗ lực tiếp thị của các cơ quan khoa học - công nghệ.

Hai là, khắc phục sự mất cân đối giữa cơ chế hệ thống khoa học - công nghệ và cơ cấu nền kinh tế theo hướng:

- Bố trí và phân bổ đội ngũ các nhà khoa học- công nghệ sao cho đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành và sát với địa bàn hoạt động kinh tế.

- Khắc phục sự lệch pha về đầu tư và xác định hướng ưu tiên phát triển công nghệ.

2.2. Giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo

Mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo

Do có một lực lượng lớn lao động chưa qua đào tạo nên năng suất lao động của nền kinh tế còn khá thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học – công nghệ còn hạn chế… và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng hoá được làm ra. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp sản xuất còn dựa vào sức người là chính nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Để mở rộng quy mô đào tạo cần:

+ Tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo từ nguồn năng suất. + Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

+ Tận dụng và nâng cao hiệu quả của các hình thức đào tạo từ xa để nâng cao trình độ dân trí và kỹ năng của người lao động.

Điều chỉnh cơ cấu đào tạo sao cho khắc phục được tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” theo hướng:

+ Mở rộng hệ thống giáo dục dạy nghề và trung học chuyên nghiệp phải gắn liền với đa dạng hoá loại hình đào tạo.

+ Khắc phục sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo theo ngành, điều chỉnh cơ cấu đào tạo lại so với cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng đào tạo

Hiện nay, chất lượng đào tạo ở hệ thống giáo dục - đào tạo ở nước ta thấp. Hậu quả của chất lượng thấp này là những nguồn lực được đào tạo ra trường tỏ ra

không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh tế và của thị trường lao động. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản:

- Tiến hành đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo hướng:

+ Xây dựng một chương trình học ở bậc phổ thông hợp lý và thiết thực.

+ Trên tinh thần gắn việc học với cuộc sống, với xã hội, áp dụng trong giáo dục phổ thông, ngay từ tiểu học, những hiểu biết và những kỹ năng theo bốn yếu tố: hiểu biết về bản thân mối quan hệ với lao động; hiểu biết về thế giới lao động; học về kỹ năng chọn nghề và ra quyết định; học về kỹ năng thực hiện quyết định chọn nghề và sự quá độ sang hành nghề.

+ Ở bậc giáo dục tiểu học và trung học phổ thông, tập trung phát triển những năng lực làm bệ đỡ cho nền học tập suốt đời. Ở bậc đại học, tập trung trang bị cho sinh viên những tri thức của một xã hội dựa vào thông tin.

- Tiến hành đổi mới phương thức giáo dục – đào tạo theo hướng:

+ Phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của người học, rút ngắn thời gian học trên lớp và tăng thời gian tự học của học sinh, sinh viên.

+ Gắn đào tạo của nhà trường với hoạt động của nhà máy, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện xâm nhập từ xa, có định hướng về các hoạt động của mình trong tương lai.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.DOC (Trang 32 - 34)